Thứ tư, 30/08/2023, 17:01 PM

Việt Nam có loại hạt đứng top 1 thế giới về xuất khẩu, Mỹ, Trung ồ ạt thu mua, tiềm năng mang về hơn 3 tỷ USD cho cả năm

Hiện nay, Việt Nam đang là nguồn cung lớn nhất và không thể thay thế một loại hạt cho Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc...

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ tăng nhờ yếu tố chu kỳ và nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ, EU tăng trở lại. Hiện các nhà máy sản xuất trong nước ký được nhiều đơn hàng mới và nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này bắt đầu tăng trở lại.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 54.675 tấn, trị giá hơn 304,3 triệu USD, giảm 7,5% về lượng và giảm 10,2% về kim ngạch so với tháng 6/2023. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều đạt 334.870 tấn, mang về hơn 1,94 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 9,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu trung bình trong 7 tháng đầu năm đạt 5.805 USD/tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.

Vì vậy, hạt điều đang là 1 trong những sản phẩm nông sản có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD sau 7 tháng đầu năm.

xuất khẩu hạt điều

Xét về thị trường, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của hạt điều Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều sang Mỹ đạt 88.903 tấn với trị giá hơn 512 triệu USD, tăng 0,7% về lượng và tăng 0,32% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, Mỹ chiếm 26,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm.

Bên cạnh Mỹ, tốc độ xuất khẩu hạt điều sang các trường khác như Trung Quốc, EU, Anh, Úc, Canada tăng từ 2 đến 3 con số. Việt Nam cũng đang là nguồn cung lớn nhất hạt điều cho Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Theo Reuters, nhu cầu tiêu thụ hạt điều toàn cầu đạt 9,94 tỷ USD năm 2018 và dự kiến đạt 13,48 tỷ USD năm 2024, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,2% trong giai đoạn 2018 – 2024. Trong ngắn hạn, ngành điều thế giới vẫn chịu tác động tiêu cực khi nhu cầu đối với hạt điều dùng làm đồ ăn nhẹ hoặc dùng để nấu ăn và món tráng miệng giảm do lạm phát tiêu dùng tăng. Về dài hạn, khi lạm phát được kiểm soát, kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu tiêu thụ hạt điều sẽ tăng trở lại.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo quý 3/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ tăng nhờ yếu tố chu kỳ và nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ, EU tăng trở lại. Hiện các nhà máy sản xuất trong nước ký được nhiều đơn hàng mới và nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này bắt đầu tăng trở lại. Hoạt động sản xuất diễn ra sôi động, nhiều đơn vị phải tăng công suất chế biến để kịp các đơn hàng đã ký cho 2 quý cuối năm.

Hiện nay hạt điều nhân của Việt Nam đã có mặt ở 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm. Từ năm 2006, với kim ngạch đạt 520 triệu USD, Việt Nam chính thức là quốc gia xuất khẩu điều số 1 thế giới.

Năm 2023, Hiệp hội Điều việt Nam (Vinacas) đặt mục tiêu xuất khẩu hạt điều đạt 3,1 tỷ USD, tăng nhẹ 30 triệu USD so với năm 2022.

Quỳnh Lâm

Bình luận

Nổi bật

Tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 04/12/2024, 15:15

(CL&CS) - Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, cùng với những tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng, đòi hỏi các sản phẩm nông nghiệp phải đảm bảo số lượng lớn, chất lượng đạt các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, giá thành giảm.

Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán

Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán

sự kiện🞄Thứ ba, 03/12/2024, 08:58

(CL&CS) - Để tăng cường kiểm soát tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cả nước, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến tiêu thụ bưởi cho người dân

Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến tiêu thụ bưởi cho người dân

sự kiện🞄Thứ ba, 03/12/2024, 08:49

(CL&CS) - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết, Hà Nội giữ ổn định diện tích bưởi khoảng 7.800ha để nâng cao chất lượng và đa dạng cơ cấu giống bưởi, như: Bưởi Thồ, bưởi Diễn, bưởi Tam Vân, bưởi đường Cát Quế... Mặt khác, mở rộng diện tích trồng bưởi theo hướng VietGAP, hữu cơ, minh bạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.