VIDA muốn là cầu nối trao đổi công nghệ và nông sản Việt Nam- Nhật Bản
(CL&CS)- Khẳng định việc áp dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu trong nông nghiệp và là giải pháp giải quyết những thách thức cho nền nông nghiệp nước nhà, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) mong muốn thông qua các DN Nhật Bản, nhiều công nghệ được hỗ trợ chuyển giao vào Việt Nam cũng như nhiều nông sản Việt Nam được đến thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường tiềm năng của nông sản Việt
Tại “Diễn đàn trao đổi Công nghệ và Nông sản Việt Nam-Nhật Bản” do VIDA cùng với Tập đoàn FPT phối hợp với Tập đoàn SBI, Công ty DENBA (Nhật Bản) tổ chức chiều 30/11, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VIDA, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT nhấn mạnh, trong thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản không ngừng được đẩy mạnh và phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp.
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tyến
“Hợp tác nông nghiệp giữa hai nước đã đi vào chiều sâu và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của cả hai nước. Việt Nam là quốc gia đang phát triển và nông nghiệp vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế….”- Chủ tịch VIDA khẳng định,
Thị trường Nhật Bản đã và đang được đánh giá là thị trường vô cùng tiềm năng về lĩnh vực nông sản Việt. Các loại trái cây của Việt Nam hiện đang rất được ưa chuộng tại thị trường này. Đồng thời đây cũng là nơi có nhiều dây chuyền sản xuất, công nghệ tiên tiến hướng tới nông nghiệp xanh, sạch an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất.
.Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức khá lớn như nhu cầu lương thực, thực phẩm không ngừng tăng do dân số ngày càng tăng; diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do xu hướng đô thị hóa; sự diễn ra mạnh mẽ của biến đổi khí hậu; quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế đòi hỏi chất lượng nông sản không ngừng tăng cao.
“Những thách thức trên đòi hỏi nông sản Việt Nam phải không ngừng gia tăng về sản lượng và nâng cao về chất lượng. Do đó, việc áp dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu trong nông nghiệp và là giải pháp giải quyết những thách thức cho nền nông nghiệp nước nhà…”- Chủ tịch VIDA Trương Gia Bình phát biểu.
Ông cũng quả quyết, nông nghiệp Nhật Bản là ngành Nông nghiệp tiên tiến và phát triển đứng đầu thế giới với đặc điểm nổi bật là áp dụng các trang thiết bị hiện đại nhằm tự động hóa tối đa các khâu từ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đến bảo quản và phân phối.
Nông nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản là ngành đang được nhiều nước trên thế giới học hỏi, đặc biệt trong bối cảnh diện tích đất trồng đang ngày càng bị thu hẹp và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở nên nhức nhối trên toàn thế giới…
Kết nối doanh nghiệp
Tại diễn đàn, Chủ tịch VIDA Trương Gia Bình cho rằng, sau những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã gây ảnh nghiêm trọng đến nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó cũng có Việt Nam và Nhật Bản thì việc kết nối, hợp tác giữa các đơn vị, tập đoàn để khôi phục lại nền kinh tế là vô cùng quan trọng.
Chủ tịch VIDA bày tỏ mong muốn thông qua Diễn đàn có thể giới thiệu tới DN những công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp cũng như những nông sản chất lượng cao phù hợp với những quy chuẩn của thị trường hai nước.
Chủ tịch VIDA đề nghị, Tập đoàn SBI nghiên cứu hỗ trợ VIDA và DN được sử dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và công nghệ bảo quản lạnh/mát trong một số nhóm sản phẩm trọng điểm của Việt Nam ngay trong năm 2022.
Đồng thời, quan tâm, hỗ trợ VIDA và các thành viên đàm phán với nhà phân phối, bán lẻ tại Nhật mua một số sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam .
Cụ thể: Thủy sản gồm: tôm sú, tôm thẻ tự nhiên và bán tự nhiên, lươn Nhật (cá trình), cá da trơn; Trái cây tươi gồm: chuối, chanh leo, dưa lưới, xoài, bơ, bưởi, thanh long, ..; Chế biến: hạt tiêu; trái cây sấy dẻo, …
VIDA cũng bày tỏ mong muốn là nhà nhập khẩu và phân phối một số sản phẩm của Nhật Bản vào thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, ông Bình đề nghị, VIDA và Tập đoàn SBI cùng nghiên cứu, trình Chính phủ, Bộ, ngành liên quan của hai nước những dự án đầu tư quy mô lớn những trung tâm chế biến và bảo quản trái cây theo tiêu chuẩn thị trường Nhật tại Việt Nam trong thời gian tới.
Vươn tầm thế giới…
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Yoshitaka Kitao, Giám đốc điều hành Tập đoàn SBI cho rằng nếu thu thập được thông tin hữu ích cho các bên liên quan trong một thị trường có lượng giao dịch lớn và niêm yết các sản phẩm như cà phê ... thì có thể kỳ vọng vào tác dụng nâng cao sức mạnh thương hiệu của hàng Việt Nam.
Đại diện DN này lứu ý, ở góc nhìn toàn cầu, tổng dân số thế giới năm 2050 ước tính là 9,77 tỷ người, tăng 2 tỷ người so với năm 2017 và sản lượng lương thực, thực phẩm và nhiên liệu sinh học cũng được ước tính rằng phải tăng mức sản lượng lên 50% so với năm 2012.
“Chúng tôi hy vọng rằng diễn đàn hôm nay sẽ là cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa các công ty Nhật Bản và Việt Nam, đồng thời cải thiện các vấn đề khác nhau liên quan đến nông nghiệp. Ngoài ra, tôi rất vui nếu nó có thể là cầu nối cho sự phát triển hơn nữa của mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam…”- ông Kitao bày tỏ.
Còn ông Nakatsuka, Giám đốc sàn giao dịch hàng hóa tương lai Dojima cho biết, ông rất ấn tượng với khi được biết, sản lượng cà phê Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới.
“Tôi thấy rằng đây thực sự là một sản phẩm tiềm năng. Ngoài ra, tôi cũng được biết rằng cây sắn và cây mía cũng là sản phẩm chủ lực. Đây cũng là nguyên liệu để làm xăng sinh học. Trong bối cảnh trái đất nóng lên thì việc tìm ra sản phẩm chất đốt thay cho nhiên liệu hóa thạch cũng là một điều đáng để kỳ vọng…”- Giám đốc sàn giao dịch hàng hóa tương lai Dojima bày tỏ.
Do vậy, thông qua sàn giao dịch hàng hóa tương lai Dojima, ông Nakatsuka bày tỏ mong muốn những sản phẩm nông sản của Việt Nam không chỉ có thể bán ra thị trường Nhật Bản mà có thể được sử dụng ở cả các quốc gia khác ngoài Nhật.
Nhị Thanh
Bình luận
Nổi bật
Doanh nghiệp áp dụng 5S và TPM giúp ổn định và nâng cao năng suất
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 18:07
(CL&CS)- Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất được xem là yếu tố quan trọng bên cạnh giải pháp về đổi mới khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng cao năng suất, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng... là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng.
Doanh nghiệp ngành thép có chất lượng vượt bậc nhờ áp dụng công cụ nâng cao năng suất
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21
(CL&CS) - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã chủ động áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.