Dữ liệu cũ
Thứ ba, 07/08/2018, 08:37 AM

Vi phạm luật chống độc quyền ở châu Âu, Google bị phạt 5 tỷ USD

(NTD) - Google bị “treo án” phạt khoảng 4,3 tỷ euro (5 tỷ USD) với cáo buộc lạm dụng độc quyền hệ điều hành Android, vi phạm luật chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU). 9 cơ quan báo chí châu Âu, trong đó có AFP và Hiệp hội Báo chí Anh vừa gửi đơn yêu cầu Facebook và Google phải trả tiền bản quyền cho việc sử dụng nội dung tin tức của họ để thu được lợi nhuận khổng lồ.

Trong bối cảnh cổ phiếu Facebook đang tuột giá trên thị trường chứng khoán Wall Street (New York), nay với việc bị EU phạt, cổ phiếu của Google cũng cùng chung số phận.

Mức phạt kỷ lục

Google là hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ, vừa bị một cú sốc khá nặng: Ngày 1/8, bà Margrethe Vestager - Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề cạnh tranh, thông báo rằng Google sẽ bị phạt khoảng 4,3 tỷ euro (tương đương 5 tỷ USD) với cáo buộc lạm dụng độc quyền hệ điều hành Android, vi phạm luật chống độc quyền của EU. Đây là mức phạt kỷ lục đối với các hãng công nghệ lớn.

Bà Vestager cũng yêu cầu Google phải chấm dứt hành vi cạnh tranh không lành mạnh này trong 90 ngày, nếu không, sẽ bị phạt thêm nữa. Bà đã vạch ra rằng hãng công nghệ này đã lạm dụng Android làm phương tiện để bảo đảm “sự thống trị” của công cụ tìm kiếm Google. Theo bà, đây là việc làm phi pháp, vi phạm các quy định chống độc quyền của EU từ trước tới nay.

Phản ứng trước tuyên bố của bà Vestager, lãnh đạo Google tuyên bố sẽ kháng cáo quyết định của EU. Theo đơn kiện được Ủy ban châu Âu (EC) chính thức đưa ra hồi tháng 4, Google bị cáo buộc lạm dụng mã nguồn mở Android, ngăn nhiều nhà chế tạo smartphone (điện thoại thông minh) bán sản phẩm chạy trên các hệ điều hành của những đối thủ cạnh tranh khác.

EC cũng cáo buộc Google đã yêu cầu các hãng chế tạo thiết bị di động như Huawei (Trung Quốc) và Samsung (Hàn Quốc) cài sẵn công cụ tìm kiếm Google và trình duyệt Chrome trên điện thoại (đặt mặc định Google Search) làm điều kiện để cấp phép một số ứng dụng của hãng, dẫn đến việc nhiều thiết bị được bán tại thị trường châu Âu được cài mặc định Google Search và Chrome. Chưa hết, Google cũng đã đưa ra “các ưu đãi tài chính” cho những nhà chế tạo và nhà mạng di động nếu họ cài sẵn Google Search trên các thiết bị.

Theo các chuyên gia, phần mềm Android hoạt động như một “bộ não” cho các thiết bị di động, điều hành nhiều tính năng từ gọi điện, chơi game, chỉ hướng, đến tìm kiếm trực tuyến… Và theo EC, đây là thủ đoạn kinh doanh của Google: Miễn phí phần mềm Android cho các hãng chế tạo thiết bị, nhưng lại kiếm tiền từ những quảng cáo hoặc nội dung trên các dịch vụ trực tuyến chạy trên hệ điều hành này.

Phiên bản Android đầu tiên được tung ra vào năm 2008, thống trị thị trường smartphone với thị phần 85,9% vào năm 2017 (so với 14% hệ điều hành iOS của Apple). Khoảng 1,3 tỷ smartphone sử dụng hệ điều hành Android đã được bán ra năm 2017, so với khoảng 215 triệu chiếc sử dụng iOS và 1,5 triệu chiếc sử dụng hệ điều hành khác.

GoogleEuro

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề cạnh tranh Margrethe Vestager thông báo Google sẽ bị phạt khoảng 4,3 tỷ euro. (Ảnh: AFP).

GoogleEuro3
EU cáo buộc Facebook và Google đang kiếm lợi từ sức lao động của người khác. (Ảnh: Reuters).

Facebook và Google bị giới truyền thông châu Âu đòi trả phí bản quyền

Cũng tại châu Âu, Google đã gặp “đại nạn” khác: 9 cơ quan báo chí châu Âu, trong đó có hãng tin uy tín AFP, vừa gửi đơn yêu cầu Google phải trả tiền bản quyền cho việc sử dụng nội dung tin tức của họ để thu được lợi nhuận lớn. Facebook cũng chịu chung số phận.

Theo báo chí, lời yêu cầu trên được đưa ra khi EU đang thảo luận về quy định buộc Facebook, Google, Twitter và các dịch vụ tương tự khác phải trả tiền cho hàng triệu bài báo họ sử dụng hoặc liên kết tới.

Cũng như với nhật báo Le Monde (Pháp), 9 cơ quan này cho rằng Google và Facebook đã trở thành phương tiện truyền thông lớn nhất thế giới, thế nhưng cả hai đều… không có tòa soạn. Họ không có nhà báo nào ở Syria đang từng ngày bị đe dọa cuộc sống, cũng không có văn phòng ở Zimbabwe và không có biên tập viên để kiểm tra và xác minh thông tin do các phóng viên gửi về… Tóm lại, cả hai chỉ toàn dẫn nguồn từ nhiều tờ báo và hãng tin có uy tín trên thế giới.

Đơn khiếu nại viết: “Để có tin tức gửi đến độc giả, chúng tôi tốn kém rất nhiều. Facebook đã kiếm được vô số lợi nhuận từ tin tức khi thu hút người tiêu dùng truy cập hằng ngày, mang lại lợi nhuận lên đến 10 tỷ USD vào năm 2017, nhưng đó là những lợi nhuận từ công việc của người khác. Nhờ dẫn nguồn tin tức của chúng tôi, cả hai chiếm đến 60-70% doanh thu quảng cáo, trong khi quảng cáo trên các phương tiện truyền thông giảm 9% ở Pháp vào năm ngoái, và các tờ báo khác cũng giảm. Đây được xem là một thảm họa của ngành báo chí”.

Những tờ báo, hãng tin ở Tây Ban Nha, Pháp, Đức đã cố gắng để buộc các ông lớn internet trả tiền, tuy nhiên, mọi thứ đều không thành công. Các cơ quan truyền thông cho rằng sự cân bằng sẽ được giải quyết nếu EU trao cho họ và các cơ quan liên quan khác quyền bảo vệ nội dung được tạo ra từ công việc của họ.

Về phía EU, một số thành viên lo ngại rằng điều này sẽ đe dọa việc tự do tiếp cận tin tức của người sử dụng internet. Trong khi đó, 9 cơ quan truyền thông này cho biết người sử dụng internet sẽ không bị ảnh hưởng gì nhiều. Thay vào đó, họ sẽ giúp chia sẻ một phần đáng kể trong doanh thu quảng cáo đối với những nơi thực sự sản xuất tin.

Đơn khiếu nại đã được ký kết bởi các hãng truyền thông AFP (Pháp), ANP (Hà Lan), PDA (Đức), Hiệp hội Báo chí Anh, Belga (Bỉ), EFE (Tây Ban Nha), APA (Áo) Ansa (Italy) và TT (Thụy Điển).

Trong khi chờ EU và EC phán quyết, Ủy ban về chuẩn mực đời sống công chức Anh (CSPL) đã cáo buộc các công ty như Facebook và Twitter là tác nhân chính dẫn đến nhiều hành vi như phân biệt chủng tộc, cực đoan hoặc nội dung có hại cho trẻ em, vì thế, chính phủ Anh muốn siết nội dung mà họ cho là xấu trên Facebook, Google và Twitter.

Trước vụ kiện liên quan đến Android, năm 2017, Google cũng đã bị yêu cầu nộp phạt 2,4 tỷ euro do đưa dịch vụ so sánh mua sắm của mình lên trên cùng các kết quả tìm kiếm. Sau đó, lãnh đạo Google đã kháng cáo. Trong năm 2018, hãng đã triển khai một thỏa thuận để cho phép các công cụ so sánh mua sắm đấu giá - một hệ thống bị chỉ trích là vẫn làm lợi cho Google.

Các cuộc đấu khẩu về công nghệ thông tin giữa EU, những cơ quan truyền thông EU với Google, Facebook, Twitter, theo các chuyên gia, sẽ còn tiếp tục trong tương lai.

GoogleEuro4
Google sẽ bị phạt khoảng 4,3 tỷ euro với cáo buộc lạm dụng độc quyền hệ điều hành Android, vi phạm luật chống độc quyền của EU . (Ảnh: Getty).

Khánh Phương

_NTD_So 457 458_In (2)_Page_31
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.