Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 30/01/2024, 13:16 PM

Về một tỉnh miền Trung khám phá ngôi đền cổ 2.000 năm tuổi, nơi thờ vị nữ tướng có công lao rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược

Ngôi đền nằm dựa lưng vào ngọn núi tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp, thu hút hàng nghìn du khách và nhà nghiên cứu văn hóa từ khắp nơi tìm về chiêm bái.

Với lịch sử lâu đời hơn 2.000 năm, cộng với lối kiến trúc đặc trưng độc đáo và cảnh quan tuyệt đẹp. Đền Bà Triệu đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa. 

Lịch sử về vị nữ tướng tài ba

Ngôi đền cổ cách TP Thanh Hoá gần 18km về phía Bắc và cách Hà Nội khoảng 140km về hướng nam

Ngôi đền cổ cách TP Thanh Hoá gần 18km về phía Bắc và cách Hà Nội khoảng 140km về hướng nam

Đền thờ Bà Triệu thuộc làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, được dựng từ thời vua Lý Nam Đế, tọa lạc trên ngọn núi Gai, để tưởng nhớ công lao của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh - người có công đánh đuổi quân Đông Ngô. Theo tài liệu lịch sử, Triệu Thị Trinh sinh năm 226, quê ở quận Cửu Chân, nay thuộc xã Định Tiến, huyện Yên Định, Thanh Hóa. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, bà đến ở với anh trai là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên.

Vốn giỏi võ nghệ, năm 20 tuổi, Triệu Thị Trinh cùng anh trai chiêu mộ hàng nghìn tráng sĩ khởi nghĩa chống quân Đông Ngô xâm lược. Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi hưởng ứng, sức mạnh của nghĩa quân ngày càng lớn mạnh. Đúng lúc này, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời. Các nghĩa binh thấy Triệu Thị Trinh làm tướng can đảm nên tôn làm chủ tướng.

Quân Ngô phải cử đội quân hùng mạnh cùng nhiều viên tướng giàu kinh nghiệm trận mạc sang đàn áp nghĩa quân. Do lực lượng chênh lệch cùng nhiều mưu mô thâm độc khiến nghĩa quân của nữ tướng xứ Thanh thất bại. Bà Triệu tuẫn tiết tại núi Tùng, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc vào ngày 22/2, năm Mậu Thìn 248.

Để tưởng niệm công lao của Bà Triệu, nhân dân địa phương đã lập đền thờ, quanh năm hương khói thờ phụng bà. Năm 2014, đền Bà Triệu được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. 

Lối kiến trúc độc đáo

Đền thờ Bà Triệu nhìn từ trên cao

Đền thờ Bà Triệu nhìn từ trên cao

Đền được xây dựng theo lối kiến trúc Bắc Trung Bộ truyền thống, với nghi môn ngoại, hồ nước, bình phong rồi đến nghi môn trung, tả hữu mạc và tiền đường, trung đường, hậu cung. Được đánh giá là một trong những di tích có cảnh quan, kiến trúc đẹp nhất xứ Thanh. 

Tiền đường là một trong ba điện thờ chính

Tiền đường là một trong ba điện thờ chính

Hậu cung là công trình có địa thế cao nhất, dựa lưng vững chãi vào núi Gai, là công trình kiến trúc gỗ 3 gian 2 chái, hai tầng mái cong. Đặc biệt, ở đây có một số câu đối, đại tự có nội dung nêu gương sáng và ngợi ca công đức của Bà Triệu, nổi bật là bức đại tự "thượng đẳng đại vương". 

Đền được xây dựng theo lối kiến trúc Bắc Trung Bộ truyền thống

Đền được xây dựng theo lối kiến trúc Bắc Trung Bộ truyền thống

Cách đền thờ Bà Triệu khoảng 500m về phía Tây là khu lăng mộ của bà Triệu và mộ ba ông tướng họ Lý. Khu lăng mộ nằm trên đỉnh núi Tùng - một ngọn núi vừa có đá vôi lẫn đồi đất thuộc dãy Tam Đa, chạy theo hướng Tây Bắc.

Núi Tùng - nơi tọa lạc khu lăng mộ Bà Triệu

Núi Tùng - nơi tọa lạc khu lăng mộ Bà Triệu

Nằm trong cụm di tích đền Bà Triệu còn có đình làng Phú Điền - ngôi đình cổ mang đậm kiến trúc độc đáo, hiếm có của đồng bằng Bắc Bộ còn được lưu giữ khá nguyên vẹn. 

Ngoài ra khi tới đây, du khách sẽ có cơ hội tham gia lễ hội đền Bà Triệu được tổ chức hàng năm từ ngày 21 đến 24 tháng 2 Âm lịch với các hoạt động như tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan, lễ mộc dục, tế phụng nghinh và nhiều hoạt động khác.

Năm 2023, lễ hội đền Bà Triệu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Năm 2023, lễ hội đền Bà Triệu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Được biết, mỗi năm có hàng chục nghìn du khách đến tham quan, lễ viếng tại di tích đền Bà Triệu. 

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam

Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:16

(CL&CS) - Rừng Đỗ Quyên cổ thụ trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m sẽ được công nhận kỷ lục diện tích lớn nhất Việt Nam.

Quảng Ninh: Phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch trên vịnh

Quảng Ninh: Phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch trên vịnh

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:51

(CL&CS) - Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ngành Giao thông vận tải Quảng Ninh đã xây dựng giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đến năm 2030.

Năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Thái Bình ước đạt 950.000 lượt

Năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Thái Bình ước đạt 950.000 lượt

sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:44

(CL&CS) - Với nhiều chính sách kích cầu, tăng cường xúc tiến, hợp tác, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2024 có nhiều khởi sắc, doanh thu và số lượng du khách tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.