Thứ sáu, 30/09/2022, 13:51 PM

Vấn nạn văn bằng, chứng chỉ giả "tung hoành" trên chợ mạng

(CL&CS) - Chỉ cần một vài thao tác đơn giản trên mạng tìm kiếm “bán chứng chỉ tiếng Anh” hay "làm bằng đại học", ngay lập tức hiện ra vô số trang web, blog, diễn đàn… rao bán tràn lan.

"Dễ hơn mua rau"

Chỉ cần một vài thao tác nhỏ trên mạng xã hội Facebook, hàng trăm kết quả hiện ra với các chiêu thức lập ra các fanpage như: Bằng cấp quốc gia - uy tín; Làm bằng đại học; Việc làm nhanh; Làm giấy tờ xác nhận theo yêu cầu, làm bằng toàn quốc… để dẫn dụ người có nhu cầu. Các đối tượng này dùng những lời quảng cáo có cánh "nhận làm nhiều loại giấy tờ và cam kết làm giả giống 100% thật."

Trong vai trò một người cần gấp chứng chỉ Anh văn chuẩn B1, phóng viên đã liên hệ với một fanpage có tên "hỗ trợ làm chứng chỉ anh văn B1" được quảng cáo làm bằng chứng chỉ có phôi hồ sơ gốc. Người tư vấn hết sức tự tin cho biết: “chứng chỉ này là chứng chỉ thật, vì phôi bằng thật”. Ngoài ra, người tư vấn còn nhiệt tình giải thích, mỗi kỳ thi chứng chỉ, trung tâm đều có chừa một số phôi bằng bỏ trống… tên. Nên giờ chỉ cần điền tên vô là có chứng chỉ thôi.

Văn bằng, chứng chỉ giả được rao bán tràn lan trên chợ mạng.

Văn bằng, chứng chỉ giả được rao bán tràn lan trên chợ mạng.

Những đối tượng này không những làm bằng đại học, cao đẳng mà còn nhận làm cả chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ khẩu, hộ chiếu, bằng lái xe ôtô các hạng... Họ đều cam kết phôi gốc, tem thật (bảy màu và sáu cánh), dấu mộc giáp lai nổi.

Khi phóng viên ngỏ ý sợ bị công an bắt quả tang lúc đang giao dịch, người bán bằng liền trấn an mọi quy trình từ sản xuất đến giao hàng đều khép kín nên “không phải sợ”. Họ nói việc bị phát hiện là "không thể" bởi bằng giả giống bằng thật “đến từng chi tiết nhỏ nhất”. Để củng cố hơn niềm tin, người bán sẵn sàng gọi video qua mạng xã hội để khách hàng kiểm chứng bằng.

Mạng xã hội vốn là nơi mọi người kết nối, cập nhật thông tin, chia sẻ hình ảnh, bắt sóng đón đầu mọi xu hướng mới nhất. Và cũng chính bởi sự tiện ích đó mà các đối tượng lợi dụng Facebook như một công cụ tiếp cận đối tượng khách hàng.

Liên tục những lời quảng cáo có cánh của những đối tượng buôn bán văn bằng, chứng chỉ giả.

Liên tục những lời quảng cáo có cánh của những đối tượng buôn bán văn bằng, chứng chỉ giả.

Chế tài chưa nghiêm?

Thực tế, nạn mua bán bằng cấp, chứng chỉ giả đã xuất hiện từ nhiều năm qua và gần đây lại tiếp tục rộ lên với sự phát triển của mạng xã hội.

Thời gian qua, nhiều vụ việc mua bán văn bằng, giấy tờ  giả đã bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý, tuy nhiên cho đến nay, tình trạng này vẫn không có dấu hiệu “hạ nhiệt”, thậm chí, còn đang công khai gây bức xúc dư luận xã hội.

Pháp luật đã quy định xử lý đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Điều 341 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, phạt 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng và 2 năm tù đối với hành vi làm, sử dụng bằng giả; phạt tù từ 2 đến 5 năm trong trường hợp có tổ chức, phạm tội 2 lần trở lên hoặc làm từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu khác; phạt tù từ 3 đến 7 năm trong trường hợp làm 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên, sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ khác, thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên…

Ngoài ra, Luật quy định, người sử dụng bằng cấp giả bị phát hiện khi chưa có hành vi nhằm lừa dối cơ quan tổ chức hoặc công dân thì căn cứ Điều 16, Nghị định 138/2013 để xử phạt hành chính.

Như vậy, với hành vi công khai mua bán văn bằng giả trên mạng nếu phát hiện cũng chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính vì thực tế ở nhiều đơn vị, địa phương mỗi khi phát hiện cán bộ, nhân viên sử dụng bằng giả, phần lớn là cho nghỉ việc chứ ít áp dụng xử lý hình sự. 

Trước thực trạng trên, dư luận liên tục đặt ra nhiều câu hỏi liệu mức phạt này chưa đủ nặng để răn đe nên tình trạng này vẫn tồn tại? Phải chăng chính sự nương nhẹ, không nghiêm với đối tượng làm và sử dụng bằng giả đã dẫn đến tình trạng xem thường pháp luật?!

Có thể thấy hậu quả của việc sử dụng bằng giả để lại cho xã hội rất lớn, gây nhiều hệ lụy nặng nề. Để ngăn nạn công khai mua bán bằng giả như hiện nay, cần sự vào suộc sát sao hơn nữa của lực lượng chức năng cũng như cần điều chỉnh quy định pháp luật, phải áp dụng biện pháp hình sự với hành vi này

Do vậy để tránh “tiền mất, tật mang” mỗi cá nhân cần tự ý thức không bỏ tiền mua các loại giấy tờ, bằng cấp được rao bán tràn lan trên mạng kẻo tự đẩy mình vào vòng lao lý. Đồng thời, khi phát hiện hành vi này, người dân cần nhanh chóng trình báo tới cơ quan công an để điều tra, làm rõ.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:29

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ mục tiêu phát triển các ứng dụng năng lượng nguyên tử đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc gia trong tình hình mới.

Tập trung sửa đổi toàn diện Luật khoa học và công nghệ

Tập trung sửa đổi toàn diện Luật khoa học và công nghệ

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:51

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ quyết liệt sửa đổi toàn diện Luật KH&CN 2013 với nhiều điểm mới, đột phá, trở thành hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới.

Gia tăng giá trị chuỗi cung ứng quang điện tại Việt Nam

Gia tăng giá trị chuỗi cung ứng quang điện tại Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 08:33

( CL&CS) - Trong khuôn khổ dự án ODA của Chính phủ Đức dành cho Việt Nam về “Thúc đẩy các dịch vụ bảo đảm chất lượng vì năng lượng bền vững”, đoàn chuyên gia Viện Đo lường Đức (PTB) và điều phối viên Dự án đã có chuyến công tác tới thăm và làm việc với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (từ ngày 5 – 12/4/2024) tại Hà Nội.