Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực tài chính

(CL&CS) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tạo ra cuộc cách mạng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Đáng chú ý, gần đây AI được ứng dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán, tín dụng, quản lý tài sản... trên thế giới.

Mới đây, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã phối hợp với Công ty Lucid và tập đoàn Symphony AI tổ chức hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong Phòng chống tội phạm tài chính”, nhằm cập nhật, chia sẻ các xu hướng, giải pháp công nghệ mới nhất trong việc Phòng chống rửa tiền, phòng chống gian lận và tội phạm tài chính.

ai

Công nghệ AI ngày càng trở nên quan trọng bởi chúng “tự động hóa” quá trình học, khám phá thông qua dữ liệu lớn (big data). Thay vì tự động hóa các công việc có tính thủ công, AI giúp bổ sung trí thông minh cho các sản phẩm hiện có.

Các thao tác tự động hóa, nền tảng đàm thoại, chatbot và máy thông minh có thể được kết hợp với lượng lớn dữ liệu để cải thiện với nhiều công nghệ tích hợp. Tất cả sản phẩm có thể nâng cấp tại nhà và nơi làm việc, từ thông minh bảo mật và camera thông minh đến phân tích đầu tư.

11-6

Quang cảnh hội thảo

Các đại biểu tham dự là lãnh đạo và cán bộ các khối, gồm: Vận hành (bao gồm cả IT), Quản trị rủi ro, Pháp chế và tuân thủ; Phòng chống rửa tiền và các đơn vị có liên quan.

Công nghệ AI thích ứng thông qua các thuật toán học tập “lũy tiến” theo đó tìm cấu trúc và tính quy luật trong dữ liệu để các thuật toán có thể học được các kỹ năng nhanh chóng. AI cũng có khả năng phân tích dữ liệu nhiều hơn và sâu hơn bằng cách sử dụng các mạng thần kinh có nhiều lớp ẩn, giúp phát hiện gian lận, tạo ra sự thay đổi với sức mạnh đáng kinh ngạc.

Ngoài ra, AI đạt được độ chính xác cao thông qua mạng lưới thần kinh sâu. Thí dụ, tương tác giữa con người với trợ lý ảo Alexa và Google đều dựa trên công nghệ “học sâu” (deep learning). Những sản phẩm này ngày càng chính xác hơn khi bạn sử dụng chúng nhiều hơn.

Các chuyên gia Viện Carnegie (Mỹ) cho biết, xu hướng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính đang gia tăng mạnh những năm gần đây. Trước hết là trong hoạt động tín dụng. Chiến lược về AI trong lĩnh vực tín dụng tập trung chủ yếu trong tín dụng tiêu dùng và cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các kỹ thuật tự động hóa được sử dụng giúp giảm đáng kể chi phí xử lý hồ sơ xin vay vốn và cải thiện tốc độ triển khai các khoản vay. Các công nghệ như xử lý ngôn ngữ tự nhiên và thị giác máy tính được sử dụng để hỗ trợ xác minh tài liệu của khách hàng, đẩy nhanh quy trình xác minh danh tính (KYC) và tăng tính minh bạch, giảm gian lận.

AI cũng có thể cải thiện việc ra quyết định cho vay bằng cách cho phép nhập và “mô hình hóa” một loạt các nguồn dữ liệu thay thế. Chẳng hạn, các mô hình thẩm định được xây dựng từ dữ liệu này có khả năng làm giảm số lượng nợ xấu bằng cách đưa vào nhiều chỉ số đánh giá khả năng trả nợ trong tương lai của người vay. AI có thể giúp tăng nhóm khách hàng tiềm năng của tổ chức tín dụng bằng cách sử dụng các dữ liệu thay thế, để đánh giá mức độ tin cậy của người vay trong trường hợp không có sẵn các chỉ số chấm điểm tín dụng truyền thống.

Công nghệ AI trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đang tiếp tục chuyển đổi để cung cấp mức giá trị lớn hơn cho khách hàng, giảm rủi ro, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. 

Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng được các tổ chức tài chính, ngân hàng đặc biệt quan tâm vì ảnh hưởng đến sự an toàn của toàn bộ hệ thống và khó bù đắp. Bên cạnh đó, phê duyệt các khoản vay là quyết định quan trọng đối với lợi nhuận, chiến lược tiếp thị của ngân hàng. Trước đây, các nhà quản lý ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong ra quyết định vì khối lượng công việc nhiều. Nhưng giờ đây, AI giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định tốt và hiệu quả hơn.

Ứng dụng AI mang lại cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhiều cơ hội, song việc thương mại hóa dữ liệu cá nhân chưa được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí có dấu hiệu ngày càng tăng, xuất hiện mua bán thông tin khách hàng, do đó, bảo vệ quyền riêng tư là một vấn đề chính đáng được công chúng quan tâm. Các tổ chức tín dụng sử dụng công nghệ AI nhằm tăng cường bảo đảm an ninh mạng, đồng thời cung cấp nhiều biện pháp bảo vệ chống lại các tin tặc. AI có thể tự động hóa các quy trình phức tạp để phát hiện các cuộc tấn công và phản ứng với các vi phạm trái phép.

Các chuyên gia, đại diện cơ quan chức năng cũng đã nêu cụ thể về những rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, đặc biệt những rủi ro mới trong bối cảnh thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, chuyển đổi số lĩnh vực tài chính, cách mạng công nghiệp 4.0.

Đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết, thời gian qua, bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế có nhiều biến động, đặt ra nhiều thách thức về rủi ro tuân thủ tài chính. Đồng thời, nhiều loại hình tội phạm tài chính mới xuất hiện. Vì vậy, các ngân hàng thương mại đẩy mạnh chuyển đổi số để đem đến những dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Tuy nhiên, đi cùng với đó là tình hình tội phạm tài chính ngày càng gia tăng dẫn đến nguy cơ các tổ chức tài chính bị lợi dụng. Vậy nên, tính cấp thiết của công tác phòng chống rửa tiền, phòng chống tội phạm tài chính luôn cần được đặt lên hàng đầu.

Thời gian qua, lãnh đạo ngành Ngân hàng đã chủ động phối hợp Bộ Công an, xây dựng và ký kết Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNN để ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.  

Ngoài hoàn thiện khung pháp lý, ngành ngân hàng đã thực hiện xác thực, làm sạch 49 triệu dữ liệu của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, 3,5 triệu dữ liệu của các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, ví điện tử và đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai làm sạch với số dữ liệu còn lại. Đồng thời, phối hợp triên khai xác minh những tài khoản nghi ngờ giả mạo phục vụ công tác quản lý nhà nước, phòng chống rửa tiền, phòng chống tội phạm, xây dựng lòng tin của người dân.

Ngành cũng ứng dụng giải pháp xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip sớm, nhanh và phổ cập nhất (với việc sử dụng các thiết bị đọc xác thực tại các quầy giao dịch, xác thực trên thông tin qua đọc NFC giải mã các thông tin lưu trữ trong chip của thẻ Căn cước công dân thay thế công nghệ cũ truyền thống trước đây tiềm ẩn nhiều rủi ro khi người dân mở tài khoản), đến nay, đã sử dụng và đưa vào nghiệp vụ lõi để định danh một cách an toàn, hiệu quả với 1,5 triệu lượt sử dụng dịch vụ. Trung bình mỗi tháng từ 300 - 500 nghìn lượt (tăng trưởng 30% hàng tháng). Chất lượng và trải nghiệm dịch vụ đã đọc và xác thực thành công với các thiết bị đầu đọc chưa đến 2 giây và trên điện thoại từ 3 - 5 giây.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

SHB ưu đãi lãi suất vay USD chỉ từ 4,5%/năm, miễn/giảm 66 loại phí dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

SHB ưu đãi lãi suất vay USD chỉ từ 4,5%/năm, miễn/giảm 66 loại phí dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

sự kiện🞄Thứ sáu, 14/06/2024, 15:19

(CL&CS) - SHB triển khai chương trình ưu đãi lãi suất USD dành cho khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu với quy mô lên đến 50 triệu USD, lãi suất chỉ từ 4,5%/năm; đồng thời miễn, giảm tới 66 loại phí dịch vụ, ưu đãi tỷ giá mua bán ngoại tệ.

NCB cá nhân hóa sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng

NCB cá nhân hóa sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng

sự kiện🞄Thứ sáu, 14/06/2024, 14:31

(CL&CS) - Với mong muốn tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) không ngừng nâng cấp sản phẩm, dịch vụ, mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa tiện ích, có khả năng cá nhân hóa theo ý muốn người dùng cùng các gói tín dụng được “may đo” phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng.

Dịch vụ ngoại hối của Sacombank đạt giải thưởng The Asset Triple A

Dịch vụ ngoại hối của Sacombank đạt giải thưởng The Asset Triple A

sự kiện🞄Thứ sáu, 14/06/2024, 14:28

(CL&CS) - Sacombank vừa được The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2024” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2024.