Thứ tư, 14/06/2023, 15:08 PM

Từ 21/7, thay đổi mức phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O

(CL&CS) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 36/2023/TT-BTC (Thông tư 36) quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 21/7/2023.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Theo đó, mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được quy định như sau:

Trường hợp cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 60.000 đồng/bộ;

Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 30.000 đồng/bộ C/O;

Người nộp phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là thương nhân  có hồ sơ đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

Người nộp phí thực hiện nộp phí theo mức thu trên cho tổ chức thu phí khi nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp theo hình thức quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC, theo các hình thức dưới đây:

Nộp theo hình thức không dùng tiền mặt vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng;

Nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước;

Nộp phí, lệ phí qua tài khoản của cơ quan, tổ chức nhận tiền khác với tổ chức thu phí, lệ phí (áp dụng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến);

Nộp bằng tiền mặt cho tổ chức thu phí, lệ phí.

Chậm nhất ngày 5 hàng tháng, tổ chức thu phí nộp toàn bộ số phí thu được của tháng trước, tiền lãi phát sinh trên số dư tài khoản chuyên thu phí mở tại tổ chức tín dụng (nếu có) vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của Bộ Công Thương mở tại Kho bạc Nhà nước.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:56

(CL&CS)- Đây là nền tảng quan trọng giúp nâng cao chất lượng, an toàn cho các dự án lưu trữ năng lượng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

TCVN 14223-3:2024 về an toàn thiết kế và lắp đặt máy cắt kính phẳng

TCVN 14223-3:2024 về an toàn thiết kế và lắp đặt máy cắt kính phẳng

sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:53

(CL&CS) - Máy cắt kính hiện nay có phổ biến có 2 loại đó là tự động, máy cắt cầm tay. Dù là loại nào thì yêu cầu an toàn phải đặt nên hàng đầu và tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-3:2024.

Tiêu chuẩn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển dựa trên KHCN, ĐMST

Tiêu chuẩn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển dựa trên KHCN, ĐMST

sự kiện🞄Thứ sáu, 28/03/2025, 15:53

(CL&CS) - Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh, tiêu chuẩn sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển chất lượng cao dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.