TS Lê Xuân Nghĩa: “Có quan điểm coi trái phiếu doanh nghiệp là trò đánh bạc”

(CL&CS) - Theo các chuyên gia, trái phiếu doanh nghiệp có vai trò quan trọng, giống một trong những “mạch máu” quan trọng của nền kinh tế, tương tự như tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu lại không nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư tương xứng từ cơ quan quản lý.

Chưa nhận được sự quan tâm tương xứng

TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia chia sẻ tại tọa đàm “Mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp” cho biết: “trái phiếu doanh nghiệp là kênh cung ứng vốn rất quan trọng cho các doanh nghiệp, bên cạnh vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đang không dành sự quan tâm tương xứng cho thị trường này”.

TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia

Ông đã chỉ ra, trong những năm gần đây, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã duy trì tốc độ tăng 40-45%/năm, tương đương với việc tăng gấp đôi sau mỗi hai năm. Như vậy, trong khoảng 6 năm tới, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể đạt 11,2 triệu tỷ đồng, tương đương với thị trường vốn trung, dài hạn mà hệ thống ngân hàng cung ứng.

“Đây là điều chúng ta kỳ vọng, nhưng hiện tại vẫn có quan điểm coi trái phiếu doanh nghiệp như trò chơi đánh bạc của các doanh nghiệp phát hành, lừa được đến đâu thì lừa, nhà đầu tư không hiểu biết, thua lỗ thì phải tự chịu”, ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa cho biết, bộ phận phát triển thị trường trái phiếu chỉ có quy mô rất nhỏ trong hoạt động của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong khi ngoài cơ quan quản lý thì đang không có doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm, không có đơn vị giám sát nào. “Đây là điều đáng trách”, ông nhấn mạnh.

Ông cho rằng, trái phiếu doanh nghiệp có độ rủi ro tương đối cao nên phải có một hệ thống giám sát và xếp hạng đạt chuẩn để nhà đầu tư nhìn vào sức khỏe doanh nghiệp và quyết định đầu tư. Nhà đầu tư đại chúng không có đủ kiến thức để đọc báo cáo tài chính, xem xét lý lịch lãnh đạo doanh nghiệp… mà chỉ nhìn vào xếp hạng doanh nghiệp và quyết định đầu tư với khẩu vị rủi ro tương ứng.

Ông chỉ ra sau sự kiện của Tập đoàn FLC khi lãnh đạo FLC thao túng giá chứng khoán, theo tính toán làm nhà đầu tư thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng, nhưng việc ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm bị bắt đã làm thị trường sụt giảm mạnh, thổi bay nhiều tỷ USD. Đây đều là tiền của nhà đầu tư.

Ông cũng nhấn mạnh việc can thiệp “thô bạo” không phải cách ứng xử của một thị trường tài chính có niềm tin và trách nhiệm. Thị trường như vậy sẽ khó phát triển bền vững, khó giữ niềm tin của nhà đầu tư.

Trái phiếu doanh nghiệp còn phát triển mạnh

Bàn về khả năng hoạt động của trái phiếu doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng, trái phiếu doanh nghiệp sẽ còn phát triển mạnh.

Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, đánh giá tại Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một mảnh ghép phát triển chậm so với các thị trường vốn khác. Nhưng, việc thị trường tăng trưởng cao những năm gần đây là điều đáng mừng. Điều này cho thấy nhu cầu từ cả phía doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư đều rất lớn.Tuy nhiên, ông cũng lưu ý: "Cái gì mới ra mà lớn nhanh quá thì cần phải thận trọng. Giống như khi mới tập đi mà đã đi quá nhanh thì hay bị ngã, đôi khi ngã rất đau. Vừa rồi đã xảy ra một số vụ việc vi phạm. Tuy nhiên, cách xử lý không gây ra sự xáo động quá lớn với thị trường”.

Ông cho biết phản ứng của thị trường chỉ ghi nhận lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành chậm lại trong tháng 4, 5 và tới tháng 6, khối lượng phát hành đã tăng trở lại.

Quy mô thị trường trái phiếu trong những năm gần đây

Còn theo TS. Trịnh Quang Anh, Chủ tịch Hội Nghiên cứu thị trường liên ngân hàng Việt Nam, trái phiếu doanh nghiệp trong nước đã phát triển nhanh những năm gần đây và sẽ còn phát triển trong thời gian tới.

Nguyên nhân đến từ việc tín dụng năm nay dự kiến tăng khoảng 14% và hầu hết ngân hàng đều đang cạn “room”, điều này sẽ tạo cơ hội cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển. Bởi doanh nghiệp không vay được vốn ngân hàng sẽ quay qua phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Vị chuyên gia này cũng cho hay, trong những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng hàng năm đều vào khoảng 12-13% và năm nay với định hướng tín dụng hỗ trợ nền kinh tế phục hồi thì đặt ra là 14%, ông cho rằng các mức tăng trưởng tín dụng này giúp trái phiếu doanh nghiệp có dư địa phát triển.

“Rõ ràng bóp chỗ này thì phải phình chỗ kia. Trong khi cầu vốn thì vẫn lớn, nếu bóp tín dụng lại thì đương nhiên trái phiếu doanh nghiệp sẽ phình ra”, ông Quang Anh nhận định.

Theo vị chuyên gia, bản chất trái phiếu doanh nghiệp cũng tương tự như tín dụng ngân hàng khi nhà đầu tư thì có nhu cầu gửi tiền hưởng lãi suất nhưng không gửi vào ngân hàng. Trong khi đó, doanh nghiệp cần vốn không vay được ngân hàng thì chuyển qua vay của nhà đầu tư mua trái phiếu.

Do đó, với diễn biến thị trường hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn sẽ tăng trưởng và là kênh dẫn vốn quan trọng của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.