Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 23/05/2024, 15:07 PM

Trường đại học nội trú đầu tiên trên thế giới, nơi từng có 9 triệu cuốn sách và 10.000 du học sinh theo học

Ngày nay, nơi đây là 1 trong những địa điểm thu hút đông đảo du khách tìm đến khám phá.

Được thành lập vào năm 427 sau Công nguyên, Nalanda ở Ấn Độ được coi là trường đại học nội trú đầu tiên trên thế giới. Đây là một trung tâm học thuật và tôn giáo lớn của thời kỳ cổ đại, nổi tiếng với thư viện khổng lồ chứa đến 9 triệu cuốn sách. Nalanda thu hút khoảng 10.000 sinh viên từ khắp Đông và Trung Á đến theo học.

Địa điểm khai quật ngày nay có thể chỉ là một phần nhỏ của khuôn viên ban đầu của trường Nalanda (Ảnh: BBC)

Địa điểm khai quật ngày nay có thể chỉ là một phần nhỏ của khuôn viên ban đầu của trường Nalanda (Ảnh: BBC)

Sinh viên đến Nalanda để theo học nhiều ngành khác nhau như y học, logic, toán học, và trên hết là Phật giáo. Nalanda được thành lập trước cả đại học Oxford (Anh) và đại học Bologna (Italy) hơn 500 năm, hai trường đại học lâu đời nhất châu Âu. Cách tiếp cận của Nalanda đối với triết học và tôn giáo đã có ảnh hưởng sâu rộng, định hình nền văn hóa châu Á trong nhiều thế kỷ sau khi ngôi trường này không còn tồn tại.

Điều thú vị, các vị vua của Vương triều Gupta (năm 320-550 sau Công nguyên) thành lập Nalanda lại là những người theo đạo Hindu, nhưng đồng cảm và chấp nhận Phật giáo và các tác phẩm triết học thời bấy giờ. Các truyền thống văn hóa và tôn giáo tự do phát triển trong Vương triều Gupta tạo thành cốt lõi của chương trình học thuật đa ngành của Nalanda, kết hợp trí tuệ Phật giáo với kiến thức cao hơn trong các lĩnh vực khác nhau.

Nalanda đã phát triển rực rỡ trong hơn 7 thế kỷ (Ảnh: BBC)

Nalanda đã phát triển rực rỡ trong hơn 7 thế kỷ (Ảnh: BBC)

Vào những năm 1190, trường đại học Nalanda bị phá hủy bởi một đội quân do tướng Bakhtiyar Khilji lãnh đạo. Nhiều lời truyền miệng được cho là khuôn viên Nalanda rộng lớn đến nỗi ngọn lửa do kẻ tấn công đốt đã cháy suốt ba tháng liền.

Nalanda sở hữu 9 triệu bản thảo viết tay trên lá cọ, là kho lưu trữ trí tuệ Phật giáo phong phú nhất thế giới vào thời điểm đó. Tuy nhiên, chỉ một số ít bản thảo còn sót lại sau trận hỏa hoạn, nhờ vào các nhà sư đã kịp chạy trốn và mang theo. Hiện nay, những bản thảo quý giá này được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles tại Mỹ, trở thành chứng nhân cho một thời kỳ vàng son của nền học thuật và văn hóa Phật giáo.

Trong 6 thế kỷ tiếp theo, Nalanda dần chìm vào quên lãng và bị chôn vùi dưới lớp đất. Nhà khảo sát người Scotland, Francis Buchanan-Hamilton, đã phát hiện ra tàn tích của Nalanda vào năm 1812. Sau đó, nhà sử học Alexander Cunningham xác định chính xác đây là đại học Nalanda vào năm 1861.

Có hơn 13.000 cổ vật được phát hiện tại địa điểm khai quật (Ảnh: BBC)

Có hơn 13.000 cổ vật được phát hiện tại địa điểm khai quật (Ảnh: BBC)

Ngày nay, di tích khảo cổ của Nalanda tại bang Bihar ở Đông Bắc Ấn Độ đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Địa điểm khai quật hiện rộng 23ha, nhưng có thể chỉ là một phần nhỏ của khuôn viên ban đầu. Việc phát hiện và bảo tồn di tích này đã giúp hồi sinh và bảo vệ một phần quan trọng của di sản văn hóa và học thuật cổ đại. Nalanda tiếp tục là biểu tượng của sự phát triển tri thức và sự giao thoa văn hóa trong lịch sử Ấn Độ và thế giới.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Đoạn clip cháu bé bị bỏng do cồn nướng mực: Bác sĩ cảnh báo hành động nhiều người mắc phải dễ gây tổn thương nghiêm trọng trong mùa EURO 2024

Đoạn clip cháu bé bị bỏng do cồn nướng mực: Bác sĩ cảnh báo hành động nhiều người mắc phải dễ gây tổn thương nghiêm trọng trong mùa EURO 2024

sự kiện🞄Chủ nhật, 16/06/2024, 10:49

Đây là lời cảnh báo đối với người lớn với những hành động vô tình có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến trẻ nhỏ.

Việt Nam đón 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2025

Việt Nam đón 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ bảy, 15/06/2024, 23:35

Năm 2025, du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế, 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8 - 9%/năm.

Tranh cãi quan điểm: Đàn ông giấu quỹ đen là không biết nghĩ cho vợ, dễ ‘tan cửa nát nhà’?

Tranh cãi quan điểm: Đàn ông giấu quỹ đen là không biết nghĩ cho vợ, dễ ‘tan cửa nát nhà’?

sự kiện🞄Thứ bảy, 15/06/2024, 17:56

Liệu đàn ông có nên có quỹ đen để tiện chi tiêu trong một số thời điểm cần thiết?