Thứ tư, 25/10/2023, 09:10 AM

Trách nhiệm, công tâm và chính xác

Từ chiều qua, 24.10, Quốc hội Khóa XV đã bắt đầu quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Hôm nay, trong ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và công bố kết quả kiểm phiếu.

Không phải ngẫu nhiên, hoạt động lấy phiếu tín nhiệm được cử tri cả nước đặc biệt quan tâm trong Kỳ họp này.

Đây trước hết là phương thức giám sát quan trọng, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm không chỉ là sự kiểm chứng về uy tín chính trị cho những người nắm giữ vai trò quan trọng nhất trong bộ máy nhà nước mà còn để cử tri kiểm chứng đại biểu của mình. Nói cách khác, đại biểu Quốc hội đánh giá những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; và cử tri sẽ đánh giá đại biểu thông qua lá phiếu tín nhiệm đó.

Sự tín nhiệm của người dân với những người được lấy phiếu tín nhiệm thể hiện hàng ngày, hàng giờ qua công luận, ai cũng rõ! Cử tri không khó để nhận biết những lá phiếu tín nhiệm “có vấn đề”. Ví dụ, bộ trưởng chậm cải cách, bị doanh nghiệp, người dân “chấm điểm” thủ tục hành chính của bộ ngành đó phiền hà; bộ trưởng chậm phản ứng trước các vấn đề chính sách... nhưng lại nhận được nhiều số phiếu “tín nhiệm cao” chắc chắn sẽ để lại trong lòng cử tri những câu hỏi lớn về sự công tâm, sự khách quan của đại biểu Quốc hội. Khi cử tri lung lay niềm tin đối với người đại diện, nhiều hệ lụy khôn lường sẽ xuất hiện... Ở góc độ này, có thể nói, người đứng sau lá phiếu tín nhiệm của các đại biểu Quốc hội chính là cử tri. Chính vì vậy, các đại biểu Quốc hội cần nghiêm túc và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện đánh giá của mình.

Nhìn rộng hơn, thông qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội không chỉ nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của mình mà còn nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước - ít nhất ở hai khía cạnh. Một mặt, sức ép từ hoạt động lấy phiếu tín nhiệm buộc những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn phải luôn cố gắng, nỗ lực để giành được thật nhiều phiếu “tín nhiệm cao” của các đại biểu Quốc hội. Mặt khác, kết quả lấy phiếu sẽ “đánh thức” suy nghĩ đối với người được lấy phiếu về trách nhiệm của mình trong vai trò đảm trách và điều hành các lĩnh vực của bộ máy nhà nước; giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

Đặc biệt, lần lấy phiếu tín nhiệm này thực hiện theo Nghị quyết số 96/2023/QH15, được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ Năm, với một quy trình chặt chẽ, dân chủ; các căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm hết sức chi tiết, toàn diện và hệ quả cụ thể với người được lấy phiếu tín nhiệm. Theo đó, nếu người được lấy phiếu có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Nếu người được lấy phiếu có từ hai phần ba tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất. Chế tài này là một điểm mới so với các quy định trước đó, góp phần bảo đảm hiệu quả và nâng cao vai trò của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm là thước đo với cả những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn và với từng đại biểu Quốc hội. Vì thế, mỗi đại biểu cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao với đất nước, với Quốc hội và bộ máy nhà nước, đặc biệt là với cử tri, để đánh giá công tâm, khách quan và chính xác trong từng lá phiếu. 

Hà Lan ( Đại biểu Nhân dân)

Bình luận

Nổi bật

Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 20:43

(CL&CS) - Ngày 6/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Quyết tâm đưa Đông Nam Bộ phát huy vai trò 'Thành đồng Tổ quốc' trong phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ mới

Quyết tâm đưa Đông Nam Bộ phát huy vai trò 'Thành đồng Tổ quốc' trong phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ mới

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:15

(CL&CS) - Ngày 5/5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng, với nội dung trọng tâm là tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành một ngày trước đó.

Thế hệ trẻ phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thế hệ trẻ phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:14

(CL&CS) - Tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), bạn trẻ Vũ Quỳnh Anh (SN 1995), đại diện thế hệ trẻ Việt Nam, đã phát biểu cảm tưởng.