Tổng tài sản của SCB tiếp tục dẫn đầu khối ngân hàng tư nhân

(NTD) - Đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản của SCB đạt 567.894 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2018, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về tổng tài sản trong nhóm các ngân hàng tư nhân.

Các vị trí tiếp theo trong bản xếp hạng tổng tài sản của các ngân hàng tư nhân là Sacombank (453.581 tỷ đồng), MB (411.488 tỷ đồng), Techcombank (383.699 tỷ đồng), ACB (383.514 tỷ đồng), VPBank (377.214 tỷ đồng), SHB (365.643 tỷ đồng)…

Chưa dừng ở đó, cho vay khách hàng và tiền gửi của khách hàng tại SCB đều tiếp tục dẫn đầu trong các ngân hàng tư nhân. Theo đó, dư nợ cho vay khách hàng của SCB đạt 333.879 tỷ đồng, tăng 10,6% so với đầu năm; tiền gửi khách hàng đạt 438.287 tỷ đồng, tăng 13,9% so với đầu năm; phát hành giấy tờ có giá đạt 49.804 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2018.

Tính đến 31/12/2019, tổng số dư huy động thị trường 1 của SCB lên đến 488.700 tỷ đồng.

SCB_TK02
Đến 31/12/2019, SCB dẫn đầu khối ngân hàng tư nhân về các chỉ tiêu tổng tài sản (567.894 tỷ đồng), tiền gửi của khách hàng (438.287 tỷ đồng), cho vay khách hàng (333.879 tỷ đồng)

Trong năm qua, SCB đã ra mắt sản phẩm chứng chỉ tiền gửi dài hạn, đồng thời là ngân hàng đầu tiên trên thị trường triển khai tính năng gửi thông tin sổ tiết kiệm online qua email khách hàng và tra cứu thông tin bằng cách quét mã QR trên sổ online.

Đối với các hoạt động phi tín dụng, thu phí dịch vụ tiếp tục là thế mạnh của SCB, đạt 1.227 tỷ đồng, tăng 38,5% so với đầu năm. Các hoạt động khác như kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán đầu tư đều tăng. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh ngoại hối của SCB tăng vượt bậc, từ 440 triệu đồng năm 2018 lên đến 69 tỷ đồng năm 2019.

SCB đã phát hành tổng cộng 140.155 thẻ quốc tế, tăng trưởng 60,4% so với năm 2018. Trong đó, số lượng thẻ thanh toán phát hành mới đạt 98.502 thẻ và số lượng thẻ tín dụng phát hành mới đạt 41.653 thẻ. Doanh số thẻ tín dụng quốc tế đạt 10.486 tỷ đồng, thu nhập từ hoạt động thanh toán thẻ quốc tế đạt 152 tỷ đồng, hoàn thành 189,4% kế hoạch năm 2019.

Bên cạnh việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, SCB đã chủ động trích lập dự phòng với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 2.371 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt gần 225 tỷ đồng. SCB ưu tiên trích lập dự phòng nhằm đảm bảo nền tảng tài chính chắc chắn trong giai đoạn tái cơ cấu.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Trong 34 năm, Saigon Co.op không ngừng phát triển và đổi mới liên tục thay đổi theo xu thế như phát triển đa dạng các mô hình bán lẻ, thực hiện chuyển đổi số, tái cơ cấu nguồn nhân lực, quản trị, tinh gọn các khâu, mang đến chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng…

Đồng Tháp: Củ Sen Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật

Đồng Tháp: Củ Sen Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:08

(CL&CS)- Mới đây, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức lễ công bố lô hàng đầu tiên với 15 tấn củ sen đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu đi Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Nhà đầu tư địa ốc vẫn đang chờ chu kỳ điều chỉnh giá kết thúc để “xuống tiền”?

Nhà đầu tư địa ốc vẫn đang chờ chu kỳ điều chỉnh giá kết thúc để “xuống tiền”?

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:07

Thời gian qua, Quốc hội đã liên tiếp thông qua các bộ luật chính liên quan đến bất động sản, kỳ vọng sẽ là cú hích lớn, tạo dựng lại niềm tin của nhà đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, hiện tại giới đầu tư địa ốc vẫn đang chờ đợi những dấu hiệu cho thấy chu kỳ điều chỉnh giá hiện tại đã kết thúc trước khi xuống tiền.