Thứ hai, 04/03/2024, 14:11 PM

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt trên 1 triệu tỷ đồng

(CL&CS) - Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm nay đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho biết, mức tăng trưởng ấn tượng này là do tháng 2 trùng với Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm và du lịch của người dân tăng cao.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 2/2024 ước đạt 509,7 nghìn tỷ đồng, giảm 2,3% so với tháng trước và tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1,031 triệu tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 14,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,0% (cùng kỳ năm 2023 tăng 10,9%).

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt trên 1 triệu tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt trên 1 triệu tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

Theo Tổng cục Thống kê, tăng mạnh nhất là doanh thu du lịch lữ hành với mức tăng gần 36%. Nhờ hiệu quả từ các chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch cũng như sự nỗ lực của chính quyền và người dân nên số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 2/2024 đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 64,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3 triệu lượt người, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước.

Ở lĩnh vực này, vượt qua Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tỉnh Hà Nam và Đà Nẵng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất, gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống có mức tăng 14%. Một số địa phương có tốc độ tăng cao là Ninh Bình, Kiên Giang và Đà Nẵng.

Doanh thu dịch vụ khác trong 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 105,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,2% tổng mức và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2023, theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6%. Như vậy, mức tăng này đã vượt mục tiêu Chính phủ đưa ra từ đầu năm là tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường nội địa đã chứng minh cho vai trò quan trọng trong góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Với mức tăng của doanh thu bán lẻ như trên, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là vẫn có sự hấp dẫn rất lớn.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng trong ngành dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ quá trình sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu chính của GMP là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và kiểm tra trong một môi trường kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn, hiệu quả và chất lượng.