Chủ nhật, 27/11/2022, 10:44 AM

Tổng cục Thuế chỉ đạo gì sau việc doanh nghiệp phản ánh chậm hoàn thuế VAT?

(CL&CS) - Chậm hoàn thuế VAT khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

Mới đây, tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức “Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2022”. Tại hội nghị, hàng trăm doanh nghiệp đã nêu lên nhiều khó khăm, vướng mắc cần được tháo gỡ.

Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2022”

Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2022”

Theo số liệu thống kê từ các Hiệp hội doanh nghiệp cho thấy, số tiền chưa được hoàn thuế là rất lớn. Cụ thể, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: Chỉ riêng số tiền VAT mà hàng trăm doanh nghiệp sử dụng gỗ rừng trồng chưa được hoàn đã lên đến khoảng 1.000 tỷ đồng.

Hiện nay, việc chậm hoàn thuế đang thực sự tạo ra thách thức rất lớn cho doanh nghiệp vì nguồn tiền để duy trì sản xuất, xuất khẩu, trả lương công nhân đang cạn do các kênh huy động vốn bị tắc nghẽn... Vì vậy, việc chậm hoàn thuế càng khiến hoạt động của doanh nghiệp đã khó càng thêm khó.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân nêu rõ các công ty xuất khẩu nông sản đang gặp nhiều trở ngại trong việc xin hoàn thuế do quy trình xác minh nguồn gốc phức tạp, chồng chéo, không nhất quán cách làm giữa các địa phương.

Điều đáng lo ngại hơn, do nghi ngờ một số công ty trong đó có công ty nước ngoài trốn tránh thuế nên cơ quan quản lý đặt ra điều kiện khiến chậm trễ việc hoàn thuế mục đích là để “giam” tiền hoàn thuế của doanh nghiệp.

Nói về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh không thể bắt các công ty Việt Nam phải chịu trách nhiệm với cái sai của công ty nước ngoài hoặc một công ty nào đó. Đồng thời, ngành thuế có thể thực hiện mọi biện pháp để chống thất thu thuế nhưng phải dựa trên cơ sở quy định cụ thể của pháp luật.

Nhiều ý kiến cho rằng, Luật Quản lý thuế quy định công ty xuất khẩu chỉ cần đáp ứng các điều kiện như có hợp đồng xuất khẩu, có tờ khai hải quan, thanh toán qua ngân hàng sẽ được hoàn thuế VAT. Có nghĩa ngành thuế không thể vì vài công ty gian lận tiền hoàn thuế VAT mà “đẻ” ra quy định, điều kiện để ách tiền hoàn thuế của các doanh khác. Như vậy là có lỗi với cộng đồng doanh nghiệp.

Có thể thấy, thời gian qua thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện. Tuy nhiên, quá trình thực thi chính sách thì việc hoàn thuế quá chậm khiến môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng và cần phải được chấn chỉnh ngay.

Theo ông Tomoki Kawasaki, Giám đốc Tài chính Công ty TNHH Điện lực Vân Phong (Khánh Hoà) cho biết, việc chậm hoàn thuế VAT của công ty kéo dài đến nay đã 2 năm mà nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa có giấy phép về điện lực vì theo quy định của ngành điện, giấy phép chỉ được cấp khi dự án đi vào hoạt động. Trong khi, dự án của công ty đang trong giai đoạn đầu tư, thời gian đầu tư phải mất 4 - 5 năm mới có thể đi vào hoạt động.

Ông Tomoki Kawasaki cũng cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2022 có hiệu lực từ ngày 12/9/2022 quy định rõ về hoàn thuế VAT đối với dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Nghị định đã có nhưng cơ quan thuế địa phương vẫn chậm với lý do họ chờ Thông tư hướng dẫn của Tổng cục thuế.

Cũng theo ông Tomoki Kawasaki chia sẻ, việc kéo dài hoàn thuế 2 năm khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, phải huy động nguồn vốn để bù đắp lại khoản chưa được hoàn thuế VAT, phát sinh chi phí lãi vay, chưa kể chênh lệch tỉ giá khiến doanh nghiệp thua lỗ. Vì vậy, kiến nghị Bộ Tài chính phải có hướng dẫn cụ thể để cơ quan thuế địa phương triển khai nhanh.

Trả lời kiến nghị trên, ông Cao Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, hiện nay đối với trường hợp đầu tư dự án của công ty Điện lực Vân Phong được hoàn thuế VAT nhưng ngành điện lại ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Quy định ngành điều kiện, Bộ Tài chính đang phối hợp các Bộ chuyên ngành để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp như ngành điện đầu tư chi phí rất lớn.

Ông Tuấn cho biết, ngày 23/11/2022, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã có công văn số 12299/BTC-TCT về hoàn thuế dự án đầu tư. Theo đó, Tổng cục Thuế đề nghị các cục thuế, các chi cục thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế dự án và thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định 49/2022 để xem xét giải quyết kịp thời, đúng pháp luật về hoàn thuế dự án đầu tư.

Cũng theo ông Tuấn, Thông tư hướng dẫn đã được Tổng cục Thuế lấy ý kiến góp ý và hoàn thiện, nhưng để hỗ trợ ngay cho doanh nghiệp, các cục thuế, chi cục thuế địa phương cần triển khai hoàn thuế cho doanh nghiệp chứ không chờ đợi thông tư.

An Nam

Bình luận

Nổi bật

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.