Media chất lượng & cuộc sống
Thứ ba, 12/03/2024, 09:57 AM

Tỉnh miền Bắc được ví như 'Việt Nam thu nhỏ' sẽ có thêm thành phố: Thành lập từ thị xã trẻ 9 tuổi

Đây sẽ là thành phố thứ 5 của tỉnh miền Bắc này, sớm nhất tới 2025 sẽ hoàn thành.

Quảng Ninh là tỉnh ở vị trí địa đầu Đông Bắc của Việt Nam với diện tích 6.102km2, dân số khoảng 1,41 triệu người (số liệu tính tới tháng 6/2023). Đây là tỉnh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Quảng Ninh có đường biên giới trên bộ với Trung Quốc dài 132,8km.

Hiện tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính gồm 4 thành phố là Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí; 2 thị xã là Quảng Yên, Đông Triều và 7 huyện là Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô.

Là thành phố thứ 5 của tỉnh

UBND tỉnh Quảng Ninh mới đây cho biết, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các văn bản giao Sở Nội vụ và UBND thị xã Đông Triều tham mưu triển khai thực hiện các thủ tục, hoàn thiện hồ sơ Đề án thành lập các phường: Bình Dương, Thủy An, Bình Khê, Yên Đức thuộc thị xã Đông Triều và thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh và tổ chức lấy ý kiến cử tri bảo đảm theo quy định.

Thị xã Đông Triều đã sẵn sàng

Thị xã Đông Triều đã sẵn sàng "cất cánh" lên thành phố

Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh đã chủ trì, hướng dẫn UBND thị xã Đông Triều thực hiện tuyên truyền sâu rộng trong cả hệ thống chính trị và nhân dân về Đề án; xây dựng kế hoạch; niêm yết danh sách cử tri; tổ chức lấy ý kiến cử tri; tổ chức họp HĐND cấp xã thông qua Đề án; đồng thời, khẩn trương hoàn thiện các nội dung hồ sơ Đề án.

UBND thị xã Đông Triều đã chỉ đạo các xã, phường tổ chức lấy ý kiển cử tri từ ngày 11/01/2024 - 24/01/2024.

Kết quả, đối với việc thành lập 04 phường (Bình Dương, Thủy An, Bình Khê, Yên Đức thuộc thị xã Đông Triều) có 12.731/13.030 cử tri, đạt 97,71% đồng ý. Đối với việc thành lập thành phố Đông Triều, có 119.072/124.768 cử tri đạt 95,43% đồng ý.

Việc thành lập thành phố Đông Triều là cần thiết để tiếp tục khai thác tiềm năng, thế mạnh của thị xã phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Đồng thời, để đáp ứng được yêu cầu của đô thị loại III, hướng tới đô thị loại II thì bộ máy quản lý - điều hành từ thị xã đến cơ sở phải chuyển sang bộ máy của chính quyền thành phố.

Đông Triều sẽ trở thành thành phố sớm nhất vào năm 2025

Đông Triều sẽ trở thành thành phố sớm nhất vào năm 2025

Hiện, các xã Bình Dương, Thủy An, Bình Khê, Yên Đức đã cơ bản đạt 4/4 tiêu chuẩn để thành lập phường thuộc thị xã, thị xã Đông Triều đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn thành lập thành phố theo quy định.

Trước đó, theo quy hoạch tỉnh đến năm 2030, thị xã Đông Triều dự kiến lên thành phố sớm nhất vào năm 2025. Dự kiến đến năm 2030, Đồng Triều sẽ là đô thị loại II; tiêu chuẩn về chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội; hạ tầng kỹ thuật đạt đô thị loại I.

Đã đáp ứng đủ 5/5 tiêu chuẩn để trở thành thành phố 

Sau 9 năm thành lập thị xã (năm 2015) và 3 năm chạm đích đô thị loại III (năm 2020),  Đông Triều cơ bản đã đáp ứng đủ 5/5 tiêu chuẩn để thành lập thành phố, bao gồm quy mô dân số, diện tích tự nhiên, đơn vị hành chính trực thuộc, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Là đô thị trẻ với tỷ lệ dân số thành thị chiếm 43%, tiềm năng phát triển nội tại của Đông Triều được đánh giá rất dồi dào. Đặc biệt, Đông Triều được xác định là vùng tổng hợp đa ngành với du lịch là trọng tâm, nằm trong vùng tập trung dân số đông nhất tỉnh Quảng Ninh.

Với việc định hướng nâng cấp lên thành phố, không gian phát triển của Đông Triều đi theo 3 khu vực. Trong đó, không gian phía Tây sẽ tập trung phát triển đô thị, hành chính, thương mại, dịch vụ, nông thôn mới kiểu mẫu. Không gian phía Bắc hướng về du lịch tâm linh, sinh thái kết nối với khu di tích lịch sử gắn với nhà Trần và Yên Tử.

Không gian phát triển của Đông Triều khi trở thành thành phố sẽ bao gồm việc phát triển du lịch tâm linh

Không gian phát triển của Đông Triều khi trở thành thành phố sẽ bao gồm việc phát triển du lịch tâm linh

Không gian phía Đông hướng đến ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sạch, dịch vụ hậu cần gắn liền với Đại lộ Tây Nam 10 làn xe nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX Đông Triều. Cùng với đó là việc xúc tiến xây dựng Trung tâm hành chính mới thị xã tại phường Kim Sơn và phường Xuân Sơn.

Riêng vùng lõi trung tâm của Đông Triều là khu vực các phường ở trung tâm thị xã hiện tại và trung tâm hành chính mới Kim Sơn - Xuân Sơn. Khu vực này được kỳ vọng là tâm điểm phát triển mới, có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư tiềm năng.

Vùng đất "địa linh nhân kiệt" với tiềm năng phát triển du lịch tâm linh

Thị xã Đông Triều có 129 di tích và danh thắng, phản ánh bề dày các lớp trầm tích văn hóa hàng nghìn năm lịch sử, là một trong những địa phương có số lượng di tích lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh, có lợi thế phát triển du lịch.

Nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, thị xã Đông Triều là cửa ngõ kết nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Đông Triều là miền trầm tích văn hóa, gắn liền với cội nguồn nhà Trần, một trong những triều đại vang danh bậc nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Với nhà Trần, Đông Triều không chỉ là quê gốc mà còn là “Trung tâm văn hóa tâm linh tiêu biểu và đặc sắc” với một quần thể di tích, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng linh thiêng, kỳ bí.

1. Du lịch sinh thái ở làng quê Yên Đức

Làng quê Yên Đức

Làng quê Yên Đức

Khu du lịch sinh thái làng quê Yên Đức là một nơi dành cho những vị khách du lịch thích khám phá nét dân dã làng nghề, các hoạt động của người nông dân hay những nét đặc sắc của con người nơi đây. Tại đây, bạn có thể thoải mái tìm hiểu những hoạt động dã ngoại miền quê.

Các khách du lịch khi đến địa điểm này có thể tham gia bắt cá, trải nghiệm làm nông dân, trồng rau, xay lúa, giã gạo,... Ngoài ra, bạn còn được thưởng thức các món đặc sản như chả rươi, bánh gật gù, xôi nếp,...

2. Đền An Sinh

Đền An Sinh

Đền An Sinh

Đền An Sinh là một địa điểm du lịch tâm linh được xây dựng từ thời nhà Trần. Nơi đây còn lưu giữ những di sản văn hóa tiêu biểu và có nhiều loại cây cổ đại. Khi bạn đến đây vào khoảng 20 - 28/2 âm lịch thì sẽ được tham gia vào ngày hội với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

3. Chùa Am Ngọa Vân

Chùa Am Ngọa Vân

Chùa Am Ngọa Vân

Một điểm dừng chân có cảnh đẹp không thể chối từ đó là chùa Am Ngọc Vân. Ngôi chùa được đặt trên một ngọn núi, để đến được chùa bạn sẽ được trải nghiệm đi cáp treo dài 2km và được ngắm cảnh từ trên cao tuyệt đẹp. Tại đây, vào thời điểm từ mùng 9 đến hết tháng 3 âm lịch sẽ có lễ hội, nên bạn có thể canh thời gian này để tham gia nhé.

Hải Yến

Bình luận

Nổi bật

Bản tin CL&CS: Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh vận tải dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Bản tin CL&CS: Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh vận tải dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:05

(CL&CS) - Những nội dung chính: Hà Nội: Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh vận tải dịp nghỉ lễ; Tạo bứt phá về năng suất, chất lượng từ KHCN và đổi mới sáng tạo; Công an Hà Nội xử lý hàng loạt học sinh, sinh viên vi phạm giao thông; Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 5,5% trong năm 2024.

Bản tin CL&CS: Tích hợp hệ thống quản lý nâng cao năng suất chất lượng

Bản tin CL&CS: Tích hợp hệ thống quản lý nâng cao năng suất chất lượng

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 22:00

(CL&CS) - Những nội dung chính: Tích hợp hệ thống quản lý nâng cao năng suất chất lượng; Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Những tín hiệu tích cực từ cộng đồng; Trung tâm đăng kiểm không được tự ý từ chối xe cải tạo

Bản tin CL&CS: Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp xác định được chuẩn mực hoạt động sản xuất kinh doanh

Bản tin CL&CS: Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp xác định được chuẩn mực hoạt động sản xuất kinh doanh

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:07

(CL&CS) - Những nội dung chính: Tiêu chuẩn hóa giúp doanh nghiệp xác định được chuẩn mực hoạt động sản xuất kinh doanh; Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số để xúc tiến thương mại; Bụi mịn ở Hà Nội gấp đôi quy chuẩn; Giá trị thương hiệu Việt Nam đạt gần 500 tỷ USD trong năm 2023.