Tin bất động sản hôm nay ngày 3/10: Thanh Hóa có thêm dự án khu công nghiệp 2.400 tỷ đồng
(CL&CS) - Thanh Hóa có thêm dự án khu công nghiệp 2.400 tỷ đồng; Sẽ thu hồi dự án rộng 200 ha của Tập đoàn FLC tại Quảng Trị; Thực trạng giá nhà đất tại những nơi từng liên tiếp xảy ra cơn sốt; Đề nghị thu hồi 12.000ha đất dự án tại Quảng Ninh; Quảng Bình tiếp tục giao đất cho liên danh HUD1 làm dự án gần 800 tỷ; Nợ tiền thuê đất hơn 400 tỷ đồng, Thị Nại Eco Bay có thể bị thu hồi dự án là những thông tin đáng chú ý hôm nay ngày 3/10.
Thanh Hóa có thêm dự án khu công nghiệp 2.400 tỷ đồng
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ra văn bản số 3242/QĐ-UBND cho phép thực hiện dự án Khu công nghiệp Đồng Vàng do Tổng Công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát – CTCP làm chủ đầu tư...
Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Tổng Công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát – CTCP thực hiện Dự án Khu công nghiệp Đồng Vàng tại Khu kinh tế Nghi Sơn và cập nhật vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022, tại thị xã Nghi Sơn, tổng nhu cầu diện tích sử dụng đất là 491,9 ha.
Liên quan đến Dự án Khu công nghiệp Đồng Vàng, tại Quyết định số 362/QĐ-TTg, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã đồng ý chủ trương đầu tư dự án tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Dự án được triển khai tại xã Tân Trường, xã Phú Lâm và xã Tùng Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (thuộc một phần phân khu công nghiệp số 15 - khu kinh tế Nghi Sơn) có quy mô gần 492 ha với tổng vốn đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng. Quá trình triển khai không quá 48 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày 18/3/2022.
Về điều kiện thực hiện, Phó thủ tướng yêu cầu Nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, rừng sản xuất sang mục đích khác theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai; giữ nguyên hiện trạng toàn bộ đất rừng tự nhiên trong khu vực thực hiện dự án và không tính phần diện tích này vào phần diện tích đất cây xanh của dự án.
Sẽ thu hồi dự án rộng 200 ha của Tập đoàn FLC tại Quảng Trị
UBND tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức buổi làm việc với các ngành chức năng, UBND huyện Cam Lộ để nghe báo cáo triển khai Dự án Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao FAM Quảng Trị.
Tại buổi làm việc, các ngành chức năng đã nêu những khó khăn, đề xuất các phương án giải quyết với quá trình chậm triển khai dự án.
Lãnh đạo huyện Cam Lộ cho rằng, thực hiện chủ trương thu hút đầu tư, huyện đã hoàn thành công tác thực hiện kiểm kê áp giá đền bù, bàn giao mặt bằng, vận động tạo sự thống nhất trong nhân dân.
Tuy nhiên, quá trình triển khai, phía nhà đầu tư chưa tích cực phối hợp cùng huyện, các sở ngành trong thực hiện các bước tiếp theo của dự án.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị - Hà Sỹ Đồng giao Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì cùng các ngành chức năng, huyện Cam Lộ sớm có buổi làm việc với nhà đầu tư để thông tin về những khó khăn, vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ trong quá trình triển khai dự án tại địa phương.
Từ đó, căn cứ theo các quy định của pháp luật, thống nhất việc chấm dứt, thu hồi chủ trương đầu tư đối với Dự án Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao FAM Quảng Trị.
UBND tỉnh đề nghị huyện Cam Lộ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không được xâm canh xâm cư vào diện tích đất của dự án theo đúng quy định.
Dự án Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao FAM Quảng Trị có tổng vốn đầu tư 371 tỷ đồng, dự kiến thực hiện tại xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ với diện tích khoảng 200 ha. Dự án đã được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư vào năm 2018 và điều chỉnh chủ trương đầu tư vào năm 2019.
Đây là dự án của Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu FAM Quảng Trị thuộc tập đoàn FLC thuê đất, triển khai thực hiện.
Mục tiêu dự án nhằm đầu tư xây dựng vùng sản xuất nông nghệp với quy mô lớn có ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa, cơ giới hóa để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; bảo quản, sơ chế, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp theo công nghệ mới.
Hiện trên diện tích đất được cấp, nhà đầu tư mới thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng gần 60 ha với số tiền hơn 5,2 tỷ đồng.
Tháng 6/2022, nhà đầu tư tiếp tục nộp hồ sơ điều chỉnh tiến độ dự án lần 2, trong đó đề nghị dự án sẽ đi vào hoạt động từ tháng 6/2023.
Thực trạng giá nhà đất tại những nơi từng liên tiếp xảy ra cơn sốt
Là địa phương liên tiếp có "sốt đất", không ít lô đất ở Bắc Giang chỉ trong vòng 1 - 2 năm giá đã tăng 2 - 3 lần. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường tỉnh này cũng rơi vào vòng xoáy kém thanh khoản, giá cũng đã giảm hơn so với trước.
Một chủ một văn phòng giao dịch bất động sản tại Bắc Giang cho hay, mặt bằng chung hiện tại thì các lô đất đều giảm hoặc không tăng so với thời điểm đầu năm nay. Những lô đất dân cư thưa thớt, không có giá trị kinh doanh giảm sâu nhất.
Cũng theo người này, ngay sau khi động thái siết tín dụng bất động sản của ngân hàng, tình hình giao dịch đột nhiên "đứt gánh". Không ít nhà đầu tư đến hạn thanh toán để sang tên đã chấp nhận bỏ cọc.
Là điểm "sốt đất" nhất thị trường Bắc Giang, giá đất khu vực quanh khu công nghiệp Quang Châu (Việt Yên, Bắc Giang) đã tăng khoảng 3 lần so với năm 2019. Nhưng hiện tại, nhiều môi giới thừa nhận, những mảnh đất ở đây cũng rất khó bán vì giá khá cao so với mặt bằng chung của khu vực.
Tương tự như Bắc Giang, giao dịch bất động sản tại Hải Phòng đã chững trong vài tháng nay do ảnh hưởng từ siết tín dụng và chỉ đạo thanh lọc thị trường của thành phố. Những điểm "sốt giá" trước đây như Thủy Nguyên, thị trấn Cát Bà, Dương Kinh, Kiến An... đều trầm lắng, tuy nhiên giá bán vẫn đang chững hoặc chỉ giảm nhẹ cục bộ.
Đáng chú ý, tại Thanh Hóa, ngay từ quý II năm nay, thị trường đất nền có dấu hiệu lao dốc, khi giá rao bán sụt giảm liên tục. Cá biệt như điểm "sốt đất" Quảng Xương, giá đất ven biển huyện này từng được giao dịch ở mức 15 - 18 triệu đồng/m2 ở vị trí đẹp thì hiện tại nhiều chủ đất rao bán 12 - 14 triệu đồng/m2 nhưng vẫn không có người hỏi mua.
Tại Hà Nội, khu vực các huyện như Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Hoài Đức, Sóc Sơn… cũng không còn ghi nhận được cảnh "sốt nóng" và giá đất có giảm ở từng phân khúc. Đơn cử, đối với phân khúc nhà ở liền kề trong một số dự án khu đô thị phía Tây, dù hiện tại giá đã giảm từ 500 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/căn, nhưng giá trị các căn liền kề này vẫn cao gấp 2 - 3 lần so với năm 2019.
Đối với đất nền, điển hình như tại huyện Thạch Thất, thị xã Sơn Tây, tình trạng tách thửa - phân lô bán nền không còn diễn ra rầm rộ như trước. Nhưng thị trường vẫn ghi nhận một số điểm tách thửa mới có quy mô từ 10 đến 20 lô đất được mở bán. Giá các lô đất này dao động từ 17 - 24 triệu đồng/m2 - mức giá tương đương năm 2020.
Đề nghị thu hồi 12.000ha đất dự án tại Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh hiện có 230 dự án, 263 địa điểm và quy hoạch đầu tư có sử dụng đất, mặt nước chậm tiến độ, trong đó có 44 dự án chậm tiến độ trên 2 năm.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký đã yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện rà soát tổng thể tất cả các dự án chậm tiến độ, vi phạm quy định pháp luật.
Theo thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã thanh tra, kiểm tra trình Ủy ban Nhân dân tỉnh thu hồi đất đối với 432 dự án, tổng diện tích 12.000ha (124 dự án chậm tiến độ, 300 dự án hết thời hạn thuê đất không được gia hạn hoặc tự nguyện trả đất).
Các sở, ban, ngành đã có quyết định chấm dứt hoạt động đầu tư đối với 135 dự án; thu hồi, hủy bỏ 87 quy hoạch và 162 địa điểm...
Mặc dù việc kiểm tra, thanh tra các dự án chậm tiến độ của chính quyền và các ngành chức năng đã có sự chuyển biến nhưng trên thực tế, việc xử lý đối với các dự án chậm tiến độ, vi phạm pháp luật hiện nay vẫn còn một số khó khăn, tồn tại, chưa thực sự cương quyết và đạt kết quả như mong muốn.
Thực tế vẫn còn tình trạng địa phương chưa thực sự tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để tiến hành giải quyết dứt điểm trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằngsớm bàn giao đất cho các chủ đầu tư thi công hoàn thành toàn bộ dự án.
Một số dự án chậm do việc điều chỉnh, chồng lấn quy hoạch, thủ tục chuyển đổi đất kéo dài, dẫn đến thủ tục giao đất chậm so với tiến độ ghi trong chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư; dự án chờ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; nhà đầu tư chưa tích cực trong việc huy động nguồn lực để triển khai các thủ tục sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhiều lần…
Đáng lưu ý, tình trạng "quy hoạch treo," "dự án treo," dự án chậm tiến độ hiện vẫn đang tồn tại ở nhiều địa phương dẫn đến những hệ lụy khó lường, vừa lãng phí tài nguyên đất, vừa ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, an ninh trật tự, môi trường xung quanh khu vực dự án.
Quảng Bình tiếp tục giao đất cho liên danh HUD1 làm dự án gần 800 tỷ
UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành quyết địn về việc chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất cho Liên danh Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Xuân Quang - CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD1 (mã chứng khoán: HU1) để thực hiện Dự án Khu nhà ở thương mại phía Tây trung tâm huyện lỵ mới huyện Quảng Trạch tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch (Đợt 4).
Theo đó, tỉnh chuyển mục đích sử dụng 9.305 m2 đất nông nghiệp tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch sang đất phi nông nghiệp (đất giao thông) theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Đồng thời, giao cho liên danh Xuân Quang - HUD1 diện tích đất 12.003 m2 (đã bao gồm phần chuyển mục đích nêu trên) để sử dụng vào mục đích đất giao thông, thực hiện Dự án Khu nhà ở thương mại phía Tây trung tâm huyện lỵ mới huyện Quảng Trạch tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch.
Dự án này có tổng diện tích sử dụng đất 19,7 ha, tổng diện tích sàn xây dựng 200.000 m2, tổng mức đầu tư 775 tỷ đồng, tiến độ thực hiện 2017 - 2022.
Về tính chất, đây là khu nhà ở và đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ, bao gồm các hạng mục san nền, đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, điện chiếu sáng; hoàn thiện hệ thống cây xanh, vỉa hè và các hạng mục hạ tầng thiết yếu khác trong phạm vi dự án.
Nợ tiền thuê đất hơn 400 tỷ đồng, Thị Nại Eco Bay có thể bị thu hồi dự án
Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết chủ tịch UBND tỉnh này vừa ban hành văn bản chỉ đạo Cục Thuế tỉnh kiểm tra, rà soát và đôn đốc Công ty CP Thị Nại Eco Bay (trụ sở thành phố Quy Nhơn) khẩn trương thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Theo đó, trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định, ngành thuế tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án nêu trên của nhà đầu tư theo quy định. Sở Xây dựng kiểm tra việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 122/QĐ-UBND ngày 10/1/2020, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh.
Theo Chi cục Thuế thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định-đơn vị có nhiệm vụ thu tiền thuê đất dự án, dự án nộp tiền thuê đất một lần nhưng hiện nộp chưa đúng thời hạn.
Tính đến cuối tháng 8/2022, Công ty CP Thị Nại Eco Bay còn nợ hơn 400 tỷ đồng tiền thuê đất và đã chậm hơn 90 ngày phải nộp.
Chi cục Thuế thành phố Quy Nhơn đã cưỡng chế các tài khoản của công ty nhưng trong các tài khoản đều không có tiền. Sắp tới, Chi cục Thuế sẽ cưỡng chế hóa đơn, nếu doanh nghiệp vẫn không chấp hành thì đơn vị sẽ tham mưu, đề xuất tỉnh thu hồi dự án.
Trước đó, ngày 25/3/2020, UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định cho Công ty CP Thị Nại Eco Bay thuê 596.593m2 đất để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái và biệt thự Đầm Thị Nại tại phường Đống Đa và Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn. Thời hạn thuê đất 50 năm với hình thức trả tiền một lần. Được biết, tổng tiền thuê đất đối với dự án trên 1.100 tỷ đồng, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi giảm thuế hơn 80 tỷ đồng.
Dự án khu du lịch sinh thái và biệt thự Đầm Thị Nại do Công ty CP Thị Nại Eco Bay làm chủ đầu tư, được quy hoạch là khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp biệt thự nhà ở và các công trình dịch vụ thương mại với tổng vốn gần 5.000 tỷ đồng.
Bảo Châu (t/h)
Bình luận
Nổi bật
Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30
Theo các chuyên gia đánh giá, thị trường đất nền "hút khách" trở lại do chịu tác động mạnh từ hai yếu tố. Thứ nhất là xu hướng tăng giá mạnh của phân khúc căn hộ chung cư đã đẩy một bộ phần nhà đầu tư chuyển dịch sang đất nền. Thứ hai là quy định cấm phân lô bán nền sẽ làm khan hiếm nguồn cung.
Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30
Theo ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, giá căn hộ tại Hà Nội tăng nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ra phản ứng “sốc tạm thời” nhưng trong chặng đường tới năm 2030 thì đây mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.