Thường Tín (Hà Nội): Chính quyền có buông lỏng quản lý, nhiều nhà xưởng mọc trên đất nông nghiệp?
(CL&CS) - Thời gian vừa qua, hàng nghìn m2 đất nông nghiệp tại xã Ninh Sở (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã bị san lấp, “hô biến” thành các nhà xưởng sản xuất với quy mô lớn, vi phạm nghiêm trọng Luật đất đai, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh. Sự việc diễn ra rầm rộ nhưng đến nay chính quyền vẫn “làm ngơ” chưa xử lý dứt điểm.
Cụ thể, theo thông tin phản ánh thì một số tổ chức, cá nhân đã tiến hành san lấp đất ao, đất vườn cũng như đất giao thông để xây dựng nhà ở trái phép trên đất của Công ty cổ phần Công trình đường thủy (Vinawaco) quản lý. Tại đây, còn diễn ra tình trạng phân lô, mua bán đất trái phép để thu lợi bất chính.
Trụ sở Công ty Cổ phần công trình đường thủy tại xã Ninh Sở |
Được biết, Công ty Vinawaco hoạt động, sử dụng đất dự án kém hiệu quả, trì trệ trong thời gian dài nên nhiều hạng mục đã xuống cấp, bỏ hoang. Thậm chí, văn phòng công ty đã di dời đi nơi khác. Theo một số người dân sống gần đó cho biết, đất này được bán với giá khoảng 200 triệu đồng/1 lô có diện tích khoảng 30m2.
Theo khảo sát của PV, dọc tuyến đường Vạn Phúc và tuyến đường đê thuộc xã Ninh Sở là hàng chục nhà xưởng có quy mô lớn, rộng hàng ngàn m2 mà theo phản ánh là đất nông nghiệp, đất công.
Những khu nhà xưởng này chỉ cách UBND xã khoảng 1km nhưng không vướng sự can thiệp nào từ phía chính quyền địa phương |
Trong các nhà xưởng này chứa rất nhiều loại gỗ và các vật liệu dễ bắt lửa. Một số nhà xưởng ở đây được lợp mái bằng mái tôn, dựng khung bằng sắt và nền bê tông kiên cố.
Nhiều diện tích đất được người dân xây tường, quây tôn kín |
Đặc biệt hơn, theo các hộ dân trên địa bàn phản ánh có công trình xây nhà ở, nhà xưởng trái phép của doanh nghiệp tư nhân Huyền Linh. Doanh nghiệp này xây dựng không phép nhà xưởng rộng hàng ngàn m2 nằm trên khu đất nông nghiệp, khu đất được quy hoạch làm nghĩa trang, ngay gần UBND xã Ninh Sở.
Đất quy hoạch nghĩa trang xã Ninh Sở bị “hô biến” thành nhà xưởng không phép của Doanh nghiệp tư nhân Huyền Linh |
Thực tế nhiều năm nay, trên địa bàn xã Ninh Sở, các nhà xưởng vẫn hiên ngang hoạt động trái phép trên đất nông nghiệp trước sự quản lý lỏng lẻo, thiếu kiên quyết của chính quyền địa phương. Khi chất lượng của các công trình này liệu có đảm bảo? Tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và mất an toàn phòng cháy chữa cháy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của các hộ dân.
Để có thông tin khách quan, cùng làm rõ trách nhiệm quản lý tại địa phương về những hoạt động xây dựng, san lấp đất ao, vườn chuyển đổi mục đích sử dụng đất có dấu hiệu bất thường tại Công ty Vinawaco và việc các hộ cá nhân, doanh nghiệp liên tiếp xây dựng trái phép các nhà xưởng trên dự án, đất nông nghiệp tại địa bàn xã Ninh Sở. PV Chất lượng và Cuộc sống đã đặt lịch làm việc với UBND huyện Thường Tín nhưng đến nay chưa nhận được câu trả lời từ phía lãnh đạo huyện.
Còn về phía UBND xã Ninh Sở, sau nhiều lần liên hệ thì ông Trần Quốc Bảo - Chủ tịch UBND xã Ninh Sở, cho biết: “Tôi quá mệt mỏi vì phải trả lời nhiều thông tin, đất được nhà nước giao cho đơn vị quản lý, liên quan đến Công ty Vinawaco thì lãnh đạo Công ty này họ còn không phối hợp với UBND xã. Tôi đang đề nghị sự phối hợp thanh tra để kiểm tra đất tại Công ty này có việc phân lô, bán nền hay không, họ được giao đất nếu họ thực hiện bán đất là họ sai, trách nhiệm thuộc về Công ty”.
Việc Công ty Vinawaco san lấp đất ao, đất vườn, xây dựng nhà ở trái phép là trách nhiệm không nhỏ của UBND xã nhưng vị Chủ tịch UBND xã Ninh Sở vẫn không dám nhận trách nhiệm?.
Trụ sở UBND xã Ninh Sở - huyện Thường Tín - Hà Nội |
Còn liên quan đến việc Doanh nghiệp Huyền Linh xây dựng nhà xưởng cạnh nghĩa trang thì ông Bảo thông tin, “đơn vị này được nhà nước giao đất từ năm 2007 và một số họ thuê đất công của UBND xã chứ không có đất nghĩa trang, đất nông nghiệp tại đó… Một số hộ dân có gọi điện đến UBND xã phản ánh có việc cá nhân xây dựng nhà xưởng thì chúng tôi cũng đã cho anh em cơ quan lập biên bản kiểm tra, giao cho bộ phận địa chính xử lý". Tuy nhiên, khi PV muốn được tiếp cận các biên bản xử phạt cụ thể thì vị lãnh đạo này lại khước từ?.
Mặc dù quy định của pháp luật về việc xử lý những công trình xây dựng vi phạm trên đất nông nghiệp khá rõ ràng, nhưng không hiểu vì lý do gì, những công trình, nhà xưởng trái phép này vẫn ngang nhiên được dựng lên. Dư luận địa phương đang đặt ra câu hỏi, liệu có hay không việc chính quyền đang cố tình làm ngơ, tiếp tay cho tình trạng lấn chiếm đất nông nghiệp, hay vì năng lực quản lý yếu kém nên không thể ngăn chặn, xử lý những sai phạm này?
Chỉ thị 04/CT-UBND ngày 14/1/2014 của UBND TP Hà Nội đã nêu rõ: Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn phải kiên quyết, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm (đặc biệt là các trường hợp tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép) theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật ngay từ khi các vi phạm đó xảy ra. Đối với địa phương nào để xảy ra vi phạm mà không xử lý thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã xử lý, quyết định tạm dừng công tác điều hành của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn để chỉ đạo xử lý cho đến khi vi phạm được xử lý, khắc phục. |
Hồng Liên
Bình luận
Nổi bật
Bị chiếm quyền điều khiển điện thoại khi truy cập vào đường link do shipper gửi
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14
(CL&CS) - Thủ đoạn giả danh nhân viên giao hàng (shipper) gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân thời gian gần đây có dấu hiệu gia tăng với nhiều phương thức tinh vi hơn.
Cấm thuốc lá điện tử
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14
(CL&CS) - Đây là quan điểm được Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và nhiều đại biểu Quốc hội đề cập một cách mạnh mẽ tại phiên chất vấn tại Quốc hội ngày 11/11/2024.
Hà Nội: Cam kết không để xảy ra cháy, nổ tại trụ sở cơ quan, đơn vị
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS)- Ngày 19/11, UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 3832/UBND-NC triển khai thực hiện Công điện số 113/CĐ-TTg ngày 7-11-2024 của Thủ tướng Chính phủ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.