Dữ liệu cũ
Thứ ba, 21/07/2015, 14:15 PM

Thương mại tự do Việt – Nhật : Cơ hội hay thách thức ?

(NTD) – Quan hệ Kinh tế Việt – Nhật ngày càng mở rộng khi phá bỏ hàng rào thuế quan đối với nhiều mặt hàng nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp trong nước.

Hiện tại có 2 khuôn khổ pháp lý cho hợp tác Việt Nam – Nhật Bản là Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) và sắp tới là TPP bởi Nhật Bản cũng nằm trong khối TPP.

Từ lâu Nhật Bản đã là đối tác sâu rộng của Việt Nam trong vấn đề chính trị và kinh tế. Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ 2 về vốn đăng ký, đứng đầu về viện trợ ODA và là đối tác thương mại lớn thứ 4, thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Nhật Bản đã và đang là thị trường đem lại nhiều lợi ích nhất cả về xuất khẩu (Việt Nam luôn xuất siêu) và cả về nhập khẩu (công nghệ, thiết bị chất lượng). Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trung bình đạt mức tăng trưởng hai con số, khoảng 19%/năm.

_MG_8898

Buổi tọa đảm về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cung cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa sang Nhật Bản các kiến thức cơ bản nhất và cơ hội cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2015-2020

Một trong những nhân tố tích cực giúp đạt được kết quả thương mại song phương giữa Việt Nam — Nhật Bản là do Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 đã đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác kinh tế hai nước. Đây là Hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO và là Hiệp định thương mại tự do thứ 2 mà Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia sau Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) được ký kết từ năm 2008. Hiệp định VJEPA có nội dung toàn diện về tự do hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hợp tác kinh tế khác giữa hai quốc gia. Theo Hiệp định, trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam kết tự do hoá đối với 94,53% kim ngạch thương mại. Vào năm cuối của Lộ trình giảm thuế tức là sau 16 năm thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 92,95% kim ngạch thương mại.

_MG_8924

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương

Thực hiện theo lộ trình đã cam kết, ngày 14/02/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 25/2015/TT-BTC kèm Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) giai đoạn 2015 - 2019. Theo đó, kể từ ngày 01/04/2015 sẽ có thêm 150 dòng hàng được cắt giảm thuế quan về 0%, nâng tổng số dòng hàng được xóa bổ thuế kể từ khi VJEPA có hiệu lực lên 3.234 dòng, tương đương 34,09% toàn biểu thuế nhập khẩu. Thuế quan được cam kết cắt giảm dần theo từng giai đoạn. Các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử; nguyên phụ liệu dệt may, da giày có lộ trình xóa bỏ thuế quan sớm do đây là các mặt hàng công nghệ cao, linh kiện lắp ráp, nguyên liệu phụ trợ cần nhập khẩu trong nước chưa đáp ứng được, trong đó có nhiều mặt hàng cũng có thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) 0%. Trong các giai đoạn tiếp theo, thuế nhập khẩu của hầu hết cảc mặt hàng còn lại cũng sẽ giảm dần để tiến tới đưa về 0%.

Việc tham gia Hiệp định đã và đang mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu nước ta thâm nhập vào thị trường Nhật Đản bởi theo Hiệp định, các sản phẩm của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan nhiều nhất của Nhật Bản là các sản phẩm nông thủy sản và hàng dệt may - là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cụ thể, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần từ 6,1% năm 2015 xuống còn 3,7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với thách thức gay gắt khi phải cạnh tranh với các dòng sản phẩm của Nhật Bản nói riêng hay các nước tham gia TPP khác với chất lượng cao và mức giá thấp hơn trước do giảm thuế nhập khẩu. Khi thuế suất nhập khẩu của hơn 3.200 dòng sản phẩm về 0% sẽ khiến cho hàng hóa từ Nhật Bản nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam. Tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng Việt Nam sẽ ảnh hường đến việc tiêu thụ của các doanh nghiệp nội có cùng sản phẩm. Điều này sẽ tạo nên rào cản lớn của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh với các doanh nghiệp của Nhật Bản.

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết: “ Những nước tham gia TPP là những nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Singapor,... chính vì thế các tiêu chuẩn hàng hóa của họ cũng rất cao. Điều kiện rào cản kỹ thuật của họ không phù hợp với ta. Vì thế, ta phải chấp nhận chơi với những nước mà điều kiện của họ thấp hơn. Chính vì vậy chính phủ năm nay phải tổ chức những chương trình tháo gỡ cho doanh nghiệp nếu không sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, chủ đạo vẫn phải là doanh nghiệp. Lúc này là lúc doanh nghiệp phải làm thực sự thì mới có thể tồn tại. Mở cửa tự do nghĩa là thị trường này là của tất cả mọi người, cả ta và các nước bạn có một sân chơi công bằng, thị trường rộng lớn. Khi này nông dân Việt Nam phải chiến đấu thế nào? Doanh nghiệp Việt Nam phải chiến đấu ra sao? Vì cuộc đấu giờ công bằng dựa trên luật lệ chứ không còn dựa vào mẹo mực nữa,...”

_MG_8929

Ông Nguyễn Sơn, Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập Quốc tế về kinh tế 

Ông Nguyễn Sơn, Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập Quốc tế về kinh tế nhận xét:" Khi chúng ta ra nhập có hiệp định thương mại với Nhật Bản, mức thuế giảm từ 5% về mức trung bình khoảng 2,8% chưa tạo ra được sự đột biến lớn mà chỉ có thêm một chút lợi thế so với các đối thủ khác. Ví dụ, dệt may VN chỉ chiếm khoảng 5% thị trường Nhật Bản trong khi Trung Quốc chiếm tới 75% nên có giảm thuế một chút thì cũng không có sự thay đổi lớn."

"Với những hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản thì từ trước đến giờ đã khá là thấp. Với những mặt hàng đánh thuế cao ví dụ: Thiết bị điện tử, ô tô, máy móc,..Nhật Bản đã đầu tư các nhà máy tại Việt Nam để hưởng thuế suất ưu đãi để lợi dụng hàng rào thuế quan. Khi thuế suất khu vực ASEAN về 0% thì có thể họ sẽ rời bỏ Việt Nam để tìm đến một môi trường đầu tư tốt hơn và TOYOTA là một ví dụ". 

Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả đọc tại đây.

Cao Phong

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.