Thứ năm, 30/05/2024, 19:22 PM

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng năng suất lao động

(CL&CS) - TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng, Ban Kinh tế Trung ương đưa ra các kiến nghị như tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực như đất đai, vốn, tri thức, lao động, giảm chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước để phát triển nhanh hơn số lượng doanh nghiệp mà tăng quy mô của doanh nghiệp.

Năng suất lao động là yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tăng năng suất lao động đang trở thành vấn đề cấp bách bởi đây là con đường ngắn nhất đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong giai đoạn 2018-2022 dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, năng suất lao động của Việt Nam tăng bình quân 7,06%/năm. Tuy nhiên, con số này trong các năm sau đó đã giảm mạnh, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đặt ra.

Năng suất lao động là yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Năng suất lao động là yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 tính bằng USD 2017 theo ngang giá sức mua PPP là 2.400 USD, chỉ bằng 11,4% so với Singapore, 35,4% so với Malaysia, 79% so với Indonesia…

Nếu nhìn con số này, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, do cơ cấu nền kinh tế Việt Nam phần lớn lao động làm việc trong khu vực phi chính thức và hộ gia đình, số lượng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp chỉ chiếm 29,2% lao động có việc làm trong năm 2022. 

Mặc dù vậy, số lượng lao động này lại tạo ra khoảng 60% GDP cho cả nền kinh tế (khu vực tư nhân tạo ra khoảng 10%, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI tạo ra khoảng 20,14% và khu vực doanh nghiệp Nhà nước tạo ra khoảng 29% GDP). GDP của Việt Nam năm 2022 theo ngang giá sức mua PPP bằng đồng USD 2017 là 1.321.694,15 triệu USD. 

Chia sẻ tại diễn đàn Nâng cao năng suất lao động quốc gia tổ chức sáng 26.5, TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng, Ban Kinh tế Trung ương đưa ra các kiến nghị nhằm tăng năng suất lao động.

TS. Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng, Ban Kinh tế Trung ương (Ảnh: VGP).

TS. Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng, Ban Kinh tế Trung ương (Ảnh: VGP).

Để nâng cao năng suất lao động, theo TS. Nguyễn Tú Anh cần thực hiện đồng bộ 5 giải pháp. Thứ nhất, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực (đất đai, vốn, tri thức, lao động), giảm chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính… nhằm phát triển nhanh và tăng quy mô doanh nghiệp. Chỉ khi tỷ trọng lao động trong doanh nghiệp tăng lên thì năng suất lao động mới tăng nhanh và bền vững bởi người lao động được chăm lo tốt sẽ cam kết gắn bó lâu dài, có động lực nâng cao năng lực trình độ; doanh nghiệp có năng lực tốt hơn trong nâng cao trình độ quản lý, sản xuất, công nghệ để tăng năng suất lao động.

Thứ hai, chính sách kinh tế trong giai đoạn 2021-2030 cần đặt trọng tâm phát triển ngành chế biến chế tạo - khu vực động lực thúc đẩy năng suất lao động của nền kinh tế.

Thứ ba, nâng cao năng suất lao động nội ngành thông qua việc hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp lớn, những sếu đầu đàn dẫn dắt ngành phát triển chuỗi cung ứng do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ như ngành sản xuất ô tô, điện tử, công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính, chế biến nông lâm thủy sản… Đặc biệt chú trọng mở rộng quy mô và cải thiện năng suất lao động doanh nghiệp tư nhân chính là cú huých lớn cho doanh nghiệp cả nước.

Thứ tư, thúc đẩy chuyển dịch lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao, từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức bằng các giải pháp như chăm lo tốt hơn cuộc sống người lao động qua các chính sách nhà ở xã hội, công bằng trong giáo dục, tiếp cận, dịch vụ y tế; nâng cao kỹ năng đảm bảo người lao động đủ điều kiện dịch chuyển…

Thứ năm, thực hiện chính sách tiền lương hiệu quả trên cơ sở đảm bảo lợi ích chung của doanh nghiệp, công đoàn và cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời tăng cường đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp.

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Quảng Nam: Nâng cao năng suất, tăng giá trị cây trồng hiệu quả

Quảng Nam: Nâng cao năng suất, tăng giá trị cây trồng hiệu quả

sự kiện🞄Thứ hai, 24/06/2024, 14:37

(CL&CS) - Dấu ấn nổi bật của ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam là việc nỗ lực hình thành các mô hình cánh đồng mẫu, tích cực kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư, đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm.

Tập huấn hướng dẫn đánh giá nội bộ HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015

Tập huấn hướng dẫn đánh giá nội bộ HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015

sự kiện🞄Thứ sáu, 21/06/2024, 14:04

(CL&CS) - Từ ngày 17 đến 22/6/2024, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lai Châu đã phối hợp với Công ty TNHH dịch vụ tư vấn khoa học và công nghệ Việt tổ chức 02 lớp tập huấn Hướng dẫn đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 cho hơn 137 cán bộ, công chức, viên chức của các Sở, ngành, phòng chuyên môn của 7 huyện và thành phố, cán bộ các xã trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Tập huấn quy trình quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu theo hướng bền vững

Tập huấn quy trình quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu theo hướng bền vững

sự kiện🞄Thứ hai, 17/06/2024, 08:10

(CL&CS) - Ngày 13/6/2024, Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La tổ chức tập huấn quy trình quản lý tổng hợp sâu keo mùa thu theo hướng bền vững. Tham dự có đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ; cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Mộc Châu, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La.