Thứ sáu, 15/10/2021, 08:24 AM

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn để nền kinh tế không phụ thuộc nhiều vào tài nguyên

(CL&CS) - Khai thác tài nguyên từ môi trường tự nhiên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, ngày nay đã không còn phù hợp. Khi nền kinh tế đạt được vòng tuần hoàn khép kín thì chúng ta sẽ không cần phải tiêu thụ thật nhiều tài nguyên để đạt được những con số tăng trưởng kinh tế khả quan…

Chiều ngày 14/10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng DN vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VCCI-VBCSD) đã tổ chức thành công Hội thảo chuyên đề “Kinh tế tuần hoàn (KTTH) – Tương lai của tăng trưởng kinh tế bình đẳng và bền vững”.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Diễn đàn DN Phát triển Bền vững Việt Nam (VCSF) 2021 - sự kiện thúc đẩy đối thoại về phát triển bền vững DN do VCCI-VBCSD thực hiện thường niên từ năm 2014.

1

Trong những năm qua với nỗ lực của Chính phủ, các cơ quan liên quan và các DN tiên phong, khái niệm KTTH đã đã trở nên gần gũi hơn rất nhiều. KTTH cung cấp một góc nhìn mới về sử dụng các nguồn nguyên vật liệu theo chiều hướng  hiệu quả, tiết kiệm hơn, đồng thời không ngừng nhắc nhở chúng ta có thể sử dụng nguồn lực hữu hạn về nước, năng lượng, nguyên vật liệu và cả thực phẩm với vòng đời dài hơn, đạt giá trị cao hơn so với phương thức hiện tại.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI, Tổng thư ký-Phó Chủ tịch điều hành VBCSD, theo ước tính năm 2018, nhu cầu tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế của con người hiện gấp 1,7 lần khả năng đáp ứng của Trái đất vì vậy, nếu không thay đổi cách thức phát triển thì việc cạn kiệt tài nguyên, kể cả với tài nguyên có thể tái tạo là điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó cũng là các vấn đề về rác thải, chỉ tính riêng lượng rác thải nhựa của thế giới đổ ra biển năm 2014 là 150 triệu tấn; người ta ước tính rằng đến năm 2050, tổng lượng rác thải nhựa sẽ còn lớn hơn tổng lượng cá trong các đại dương.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI, Tổng thư ký-Phó Chủ tịch điều hành VBCSD, việc áp dụng mô hình phát triển kinh tế truyền thống, hay còn gọi là kinh tế tuyến tính dựa trên nguyên lý Khai thác tài nguyên từ môi trường tự nhiên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, qua quá trình Sản xuất, Tiêu dùng và cuối cùng Thải loại ra môi trường ngày nay đã không còn phù hợp. Mô hình này dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gia tăng chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.

“Nền kinh tế sẽ đạt được vòng tuần hoàn khép kín với sự tham gia tổng thể và toàn diện của các ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất thông qua việc chia sẻ thông tin, ứng dụng những mô hình kinh doanh mới, kết hợp các chuỗi cung ứng nhằm đạt được những mục tiêu được tính toán khoa học với sự hỗ trợ từ hệ thống luật và các quy định quản lý từ Chính phủ. Khi đó, chúng ta sẽ không cần phải tiêu thụ thật nhiều tài nguyên để đạt được những con số tăng trưởng kinh tế khả quan, đồng thời sẽ thu được những ảnh hưởng tích cực về môi trường và xã hội nhằm chuyển đổi toàn diện hệ thống sản xuất và tiêu dùng sang một định hướng mới giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, và cả sự bất bình đẳng đang leo thang,”- Ông Vinh nhấn mạnh,

Theo ông Brendan Edgerton, Giám đốc Chương trình KTTH, nhân loại hiện chỉ mới đưa được 8.6% sản lượng sản xuất vào vòng tuần hoàn, và nếu thiếu đi sự giám sát chặt chẽ đối với lộ trình này, lượng tài nguyên tiêu thụ vào năm 2060 sẽ gấp đôi năm 2015. Ông cũng đưa ra những khuyến nghị cho lộ trình xây dựng chiến lược tuần hoàn tại DN từ góc độ quản lý cấp cao, theo đó, mỗi DN đều cần trải qua các bước: Cải tiến về Quy trình sản xuất, Cải tiến về Sản phẩm và Cải tiến về Mô hình kinh doanh.

Kết quả nghiên cứu do VBCSD thực hiện trên 100 DN vừa và lớn thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến nguyên liệu và sản phẩm của 9 nhóm sản phẩm thuộc ngành hàng thực phẩm và đồ uống không cồn cho thấy, 90% DN được khảo sát đã có các hoạt động chuyển đổi sang mô hình KTTH ở các mức độ khác nhau, tập trung ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng, sử dụng bao bì; các DN FMCG đã có sự chuẩn bị tích cực cho việc chuyển đổi sang mô hình KTTH, tuy nhiên hoạt động hợp tác và truyền thông còn thiếu và yếu, trong đó, hoạt động chuyển đổi sử dụng năng lượng chưa được ưu tiên đúng mức.

Theo Tổng Thư ký VCCI, Tổng thư ký-Phó Chủ tịch điều hành VBCSD, ông Nguyễn Quang Vinh, tại Việt Nam, năm 2020, Chính phủ đã ban hành luật bảo vệ môi trường năm 2020, trong đó KTTH đã được thể chế hóa thông qua các điều khoản trong luật.

Hiện tại, Bộ Tài nguyên & Môi trường đang tích cực biên soạn nghị định hướng dẫn thực thi luật môi trường mới và từng bước đưa vào áp dụng KTTH trong năm 2022 cũng như các năm sau.

“Với vai trò tiên phong của mình, VBCSD – VCCI đã và đang phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường, các bộ ngành liên quan và đặc biệt là cộng đồng DN trong việc nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, nhân rộng các điển hình KTTH trong cộng đồng DN...”- Ông Vinh cho hay.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:11

(CL&CS)- Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Hà Nội vừa chính thức triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 7 điểm trông giữ xe ở quận Hoàn Kiếm. Đây là một nội dung nhằm triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh.