Thúc đẩy chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững
(CL&CS)- Sản xuất xanh đang là xu hướng mới được nhiều doanh nghiệp theo đuổi trước bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng.
Hiện nay, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa đạt tiêu chuẩn xanh ngày càng cao, đặc biệt tại các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản. Việc đáp ứng được các tiêu chí này không chỉ giúp hợp tác xã (HTX) gia tăng giá trị sản phẩm mà còn nâng cao vị thế thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quá trình chuyển đổi xanh của các HTX vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong tiếp cận khoa học công nghệ, đổi mới mô hình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân
Theo Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân, trong bối cảnh Việt Nam chịu áp lực từ biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và yêu cầu hội nhập xanh, việc HTX chuyển đổi theo hướng sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ, truy xuất nguồn gốc và tham gia thị trường tín chỉ carbon trở thành yêu cầu tất yếu. Đặc biệt, Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại ĐBSCL đặt ra yêu cầu chuyển đổi mạnh mẽ cho hơn 20.000 HTX nông nghiệp tại khu vực này.
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Đảng và Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách trọng điểm như: Nghị quyết 106/NQ-CP về phát triển HTX nông nghiệp, Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật HTX và Nghị quyết 20-NQ/TW của Trung ương về phát triển KTTT... Những chính sách này tạo nền tảng pháp lý và hỗ trợ thực tiễn để HTX phát triển bền vững, tiếp cận vốn, công nghệ, đào tạo, thị trường trong nước và quốc tế.
HTX cần nắm bắt thị trường, đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất khẩu bền vững
Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, nông nghiệp xanh là nông nghiệp hướng đến bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng. Ngoài ra, nông nghiệp xanh là hướng đến đảm bảo sử dụng tài nguyên hiệu quả, bền vững.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, xu hướng tiêu dùng xanh - sạch - bền vững đang trở thành yêu cầu phổ biến tại các thị trường xuất khẩu nông sản lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Theo thống kê của WTO, hơn 80% các rào cản kỹ thuật đối với nông sản nhập khẩu hiện nay liên quan đến yếu tố môi trường, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Liên minh châu Âu (EU) ban hành Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) và Quy định chống mất rừng (EUDR), Hoa Kỳ với Đạo luật Cạnh tranh sạch, cùng nhiều quốc gia đang tăng cường các rào cản kỹ thuật liên quan đến phát thải, truy xuất nguồn gốc và chứng nhận sản phẩm.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn
Bắt đầu từ tháng 1/2026, sản phẩm nông sản như cà phê, ca cao, cao su, gỗ, thịt bò,.... nếu không đảm bảo không gây mất rừng hoặc không có nguồn gốc hợp pháp sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU. Với CBAM, từ 2026, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào EU, Hoa Kỳ có thể phải trả 55 USD/tấn CO₂, tạo áp lực lớn đối với chuỗi cung ứng, đặc biệt là các HTX nông nghiệp (HTXNN) tổ chức sản xuất đầu vào.
Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho khu vực KTTT, mà nòng cốt là các HTXNN, cần nhanh chóng chuyển mình để đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nông sản xanh.
Trong khi đó, bà Đỗ Thị Thúy Hà - Giám đốc HTX Đầu tư phát triển Sông Giá (TP Hải Phòng) cho rằng, mặc dù có nhiều cơ hội, quá trình chuyển đổi xanh của HTX vẫn gặp phải không ít rào cản và thách thức. Nổi cộm là thiếu vốn đầu tư ban đầu để chuyển đổi hạ tầng, thiết bị, chế phẩm sinh học. Khó khăn trong tổ chức liên kết chuỗi và tìm đầu ra bền vững. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tại HTX Đầu tư phát triển Sông Giá, từ năm 2021, HTX chọn mô hình nông nghiệp tuần hoàn xanh với 3 trụ cột: Tái sinh đất, tái chế phụ phẩm và tuần hoàn tài nguyên. HTX tự nghiên cứu và sản xuất chế phẩm vi sinh BioSofix để ủ rác hữu cơ, xử lý bèo lục bình làm thức ăn cho trùn quế và tạo phân compost từng bước xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp không rác thải.

Bà Đỗ Thị Thúy Hà - Giám đốc HTX Đầu tư phát triển Sông Giá (TP Hải Phòng)
Song song, HTX đưa công nghệ số vào quản lý và truy xuất nguồn gốc, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ, mở rộng ứng dụng trùn quế vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, từ đó từng bước hình thành hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.
Từ hành trình chuyển đổi, HTX đề xuất cần có gói tín dụng xanh dài hạn ưu đãi: Hỗ trợ HTX đầu tư vào hạ tầng sản xuất tuần hoàn, hệ thống thống vi sinh, thiết bị tiết kiệm nước.
Chuyển giao công nghệ sinh học và đào tạo công nghệ thông tin ứng dụng và hiểu được giá trị mô hình. Phát triển kênh thương mại xanh riêng cho HTX. Đưa giáo dục nông nghiệp sinh thái vào nhà trường: Hình thành lớp nông dân mới – hiểu biết, trách nhiệm với đất và môi trường.
Chuyển đổi tư duy là bước khởi đầu cho hành trình bền vững chuyển đổi xanh, việc HTX chuyển đổi sang nông nghiệp xanh là một hành trình dài, nhưng nếu người nông dân hiểu rằng mỗi hành động của mình là đang gieo một hạt giống tương lai – cho đất, cho nước, cho cộng đồng – thì hành trình ấy sẽ không còn là thách thức, mà trở thành sứ mệnh. HTX Sông Giá cam kết tiếp tục là một hạt nhân xanh, lan tỏa mô hình tuần hoàn, ứng dụng tài nguyên bản địa, hợp tác cùng các HTX bạn – để cùng nhau xây dựng một nền nông nghiệp tử tế và bền vững cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, đại diện nhiều HTX cũng chia sẻ rằng, việc thay đổi tư duy từ canh tác truyền thống sang sản xuất xanh cũng cần thời gian và sự hỗ trợ đào tạo. Nhiều HTX hiện nay chưa có đủ năng lực kết nối với doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ hoặc xuất khẩu.
Theo đánh giá của Liên minh HTX Việt Nam, các HTX ngày càng đóng vai trò trung tâm trong xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, số lượng HTX đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu xanh, hữu cơ, truy xuất minh bạch nhìn chung vẫn còn hạn chế…
Tại Diễn đàn HTX Quốc gia năm 2025, một số HTX cũng bày tỏ mong muốn Liên minh HTX Việt Nam tham mưu Chính phủ xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho HTX áp dụng công nghệ xanh. Tăng cường kết nối giữa HTX - Doanh nghiệp - Nhà khoa học để tăng giá trị và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng khẳng định, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế chung của các quốc gia trong lựa chọn của mình. Việt Nam cũng đã chủ động, quyết tâm chuyển đổi xanh, đồng thời ban hành nhiều nghị quyết, chiến lược, kế hoạch hành động, cam kết quốc tế hướng tới phát triển bền vững quốc gia.
Liên minh HTX Việt Nam, các HTX, tổ hợp tác (THT), các thành viên được tham gia tích cực góp phần thực hiện xanh hoá các ngành kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng
Diễn đàn đã đưa ra một số quan điểm, giải pháp có giá trị đạt được sự đồng thuận cao. Thống nhất về nhận thức trong toàn xã hội, khẳng định phát triển KTTT là mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự…. Vì mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước là xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng và văn minh.
Gần đây, trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân cũng khẳng định vai trò kinh tế tư nhân, cùng với kinh tế Nhà nước và KTTT là nòng cốt để xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực tự cường.
Chuyển đổi sản xuất xanh là tập trung chuyển đổi mô hình theo hướng xanh hoá các ngành kinh tế, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai, năng lượng… dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và chuyển đổi số.
Chuyển đổi xanh, phát triển xanh không thể tách rời mô hình kinh tế tuần hoàn, cần sử dụng tốt khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo để minh bạch hoá chuỗi cung ứng xanh. Đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, đặc biệt là năng lượng điện gió, điện mặt trời…. để sản xuất xanh.
Thúc đẩy chuyển đổi sản xuất xanh cần có môi trường pháp lý minh bạch, ổn định và có tính dự báo cao, có sự tham gia của cơ quan nhà nước. Đặc biệt, khu vực kinh tế tư nhân, HTX còn nhỏ và yếu cần có sự hỗ trợ tham gia của Nhà nước
Chuyển đổi sản xuất xanh với các HTX sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, cần chú trọng phát triển các HTX nông nghiệp với tiêu chí bền vững, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao chất lượng giá trị gia tăng của sản phẩm, tối ưu hoá giá trị đất đai hơn cả gia tăng sản lượng.
Cũng tại diễn đàn, Phó Thủ tướng đã gợi mở một số giải pháp đặt mục tiêu tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh hướng tới tăng trưởng bền vững về kinh tế, công bằng xã hội… Khu vực KTTT phát triển năng động, hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống thành viên HTX.
Đối với các bộ ngành và địa phương: tiếp tục hoàn thiện thể chế theo tinh thần kiến tạo, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho mô hình KTTT; Bộ ngành địa phương triển khai hiệu lực, hiệu quả Luật HTX năm 2023, tăng cường nguồn lực, nhân lực để HTX chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh.
Với Bộ Tài chính có 4 nhiệm vụ: Thứ nhất, nghiên cứu quy định riêng các địa phương dành quỹ đất nhất định ưu tiên cho các HTX nông nghiệp mượn, thuê, được hỗ trợ giảm giá trong thời gian đầu để các HTX có điều kiện phát triển; Thứ hai, tăng cường thúc đẩy tài chính xanh, thu hút đầu tư quốc tế. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hỗ trợ các HTX, nhất là HTX ứng dụng công nghệ cao được tiếp cận vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Chính phủ đẩy mạnh ngoại giao về sáng kiến toàn cầu tăng trưởng bền vững, nhưng Việt Nam cũng cần xây dựng các gói tín dụng riêng về chuyển đổi xanh cho các HTX sản xuất xanh, chuyển đổi số; Thứ ba, đổi mới sáng tạo, ứng dụng KHKT trong khu vực KTTT, các HTX nâng cao hiệu quả hoạt động. Đề nghị Bộ tài chính xây dựng đề án riêng cho HTX về chuyển đổi số hoặc gắn với chương trình chuyển đổi số với doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp nâng cao năng lực, chất lượng, sức cạnh tranh của HTX; Thứ tư, nhanh chóng ban hành quy định, quy trình về tín chỉ các bon.
Đối với Liên minh HTX Việt Nam: Phát huy vai trò, đại diện nòng cốt hỗ trợ cho KTTT. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về khu vực KTTT, đặc biệt năng cao năng lực, tăng cường phổ biến thông tin dịch vụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả Quỹ hỗ trợ phát triển HTX; Liên minh HTX Việt Nam là cầu nối liên kết HTX với HTX, HTX với DN và HTX với Chính phủ; Phối hợp với Bộ Công thương và Bộ Ngoại giao tổ chức xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các HTX tại các nước.
Đối với các HTX cần chủ động vượt qua rào cản, vướng mắc mang tính cố hữu để vươn lên, chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, nhận thức. Tăng cường đầu tư vào chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giảm phát thải.
Trung Kiên
- ▪Phát triển thị trường carbon, tạo động lực cho nền kinh tế xanh ở Việt Nam
- ▪Việt Nam đã linh hoạt, sáng tạo nhưng cũng rất quyết liệt trong thúc đẩy phát triển kinh tế xanh
- ▪Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
- ▪Đào tạo nghề lĩnh vực cơ khí theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng sản xuất xanh bền vững
Bình luận
Nổi bật
Thúc đẩy chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ bảy, 12/04/2025, 14:11
(CL&CS)- Sản xuất xanh đang là xu hướng mới được nhiều doanh nghiệp theo đuổi trước bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng.
Kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng ấn tượng quý I, dồn lực bứt phá quý II
sự kiện🞄Thứ hai, 07/04/2025, 12:49
(CL&CS) - Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I của cả nước ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất giai đoạn 2020-2025. Trong số đó, nhiều địa phương cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất của quý I trong vòng 5 năm qua. Riêng TP Hồ Chí Minh được đánh giá có mức tăng trưởng ấn tượng nhất với 7, 51%.
Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước
sự kiện🞄Thứ sáu, 04/04/2025, 15:31
(CL&CS)- Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 149/TB-VPCP ngày 2/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.