Thừa Thiên Huế: Gọi đầu tư hơn 70.000 tỷ đồng vào Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

(CL&CS) - Có tổng cộng 16 dự án được kêu gọi đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng mức đầu tư hơn 70.120 tỷ đồng.

Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tiến hành kêu gọi đầu tư 16 dự án vào Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô với nhiều lĩnh vực khác nhau, tập trung ở các lĩnh vực du lịch, bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng cảng biển.

Trong 16 dự án kêu gọi đầu tư lần này, đáng chú ý là 02 dự án ở lĩnh vực hạ tầng đô thị với tổng mức đầu tư lên tới gần 50.000 tỷ đồng. Đó là, Dự án Khu đô thị Chân Mây vị trí trung tâm và Dự án Khu đô thị Chân Mây vị trí ven sông Bù Lu.

Dự án Khu đô thị Chân Mây nằm tại vị trí trung tâm có quy mô 1.000 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng. Phía Bắc giáp sông Bù Lu, phía Nam giáp Quốc lộ 1A, phía Đông giáp sông Thừa Lưu và phía Tây giáp sông Bù Lu.

Dự án Khu đô thị Chân Mây vị trí ven sông Bù Lu có Quy mô dự án 420 ha với vốn đầu tư 14.700 tỷ đồng. Phía Bắc giáp sông bù Lu, phía Nam giáp mặt nước quy hoạch, phía Tây giáp núi Hòn Một.

Ngoài ra, 2 dự án Khu đô thị Chân Mây khác ở vị trí 2 và vị trí 4 tại khu đất quy hoạch Khu đô thị Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, cũng được tỉnh Thừa Thiên Huế cũng kêu gọi. Trong đó, dự án vị trí 2 có quy mô hơn 43 ha, tổng mức đầu tư 1.290 tỷ đồng; và dự án vị trí 4 có quy mô 71ha, tổng mức đầu tư 2.130 tỷ đồng.

Thừa Thiên Huế đang tiến hành kêu gọi đầu tư 16 dự án vào Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô với nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ở lĩnh vực kinh doanh đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tỉnh kêu gọi đầu tư 4 dự án, bao gồm Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 2 Chân Mây – Lăng Cô, vị trí tại Khu công nghiệp Chân Mây – Lăng Cô, quy mô 129ha, tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng.

Ba dự án còn lại đều là dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng tại Khu công nghiệp kỹ thuật cao. Trong đó, Dự án 1 có quy mô 400 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 2.000 tỷ đồng; Dự án 2 quy mô 310 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 1.550 tỷ đồng; Dự án 3 quy mô 290 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 1.450 tỷ đồng.

Đối với lĩnh vực logistic, hạ tầng cảng biển, tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành kêu gọi đầu tư hai dự án Bến số 4, Bến số 5 - Cảng Chân Mây. Dự án có mục tiêu xây dựng bến hàng tổng hợp, chiều dài bến 540m, có thể phục vụ tàu tải trọng đến 70.000DWT. Quy mô dự án bao gồm diện tích bến cảng 20,4ha; diện tích phần nước trước bến 5,9ha với tổng mức đầu tư mỗi bến khoảng 1.600 tỷ đồng.

Các dự án đang kêu gọi đầu tư khác như: Dự án Kho bãi phục vụ sản xuất kinh doanh tại khu Cảng Chân Mây, quy mô 5ha, tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng; Dự án Trung tâm logistics và thương mại dịch vụ cảng Chân Mây, quy mô 5ha, tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng; Dự án Khu dịch vụ Logistic cảng Chân Mây, quy mô 36ha, tổng mức đầu tư 1.260 tỷ đồng; Dự án Khu du lịch biển Lăng Cô - đầm Lập An với quy mô gần 20 ha, tiêu chuẩn khu nghỉ dưỡng 4-5 sao, tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng; Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Cả, quy mô 120ha, tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng…

Để triển khai dự án, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã và các cơ quan liên quan căn cứ danh mục dự án được phê duyệt, tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư tham gia nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định.

Đồng thời, các đơn vị tham mưu UBND tỉnh cập nhật, bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn các khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thanh Xuân

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.