Thu xếp vốn cho Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I không có bảo lãnh của Chính phủ, Vietcombank sẽ đối diện với những rủi ro nào?

(CL&CS) - Sau khi 3 ngân hàng là Vietinbank, BIDV, Agribank rút lui việc tài trợ vốn cho dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I, một mình Vietcombank thu xếp 27.100 tỷ đồng vốn đầu tư cho Dự án nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1. Theo chuyên gia Phạm Xuân Hòe, ngân hàng này sẽ phải đối diện với nhiều rủi ro đang trực chờ phía trước.

Dự án nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư sau thuế là 42.022 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn 27.100 tỷ đồng, sẽ do một mình ngân hàng Vietcombank thu xếp sau khi 3 ngân hàng khác là Vietinbank, BIDV, Agribank rút lui.

Tuy nhiên, theo Luật Các tổ chức tín dụng, Vietcombank không thể cho EVN vay quá 15% vốn tự có, và quá 25% cho EVN và bên có liên quan. Nếu muốn giải ngân nguồn vốn khủng cho EVN, Vietcombank cần được Thủ tướng đồng ý.

Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định giới hạn cấp tín dụng như sau: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại; tổng mức dư nợ của một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại.

Đặc biệt, luật này cũng quy định việc các cá nhân, tổ chức không được can thiệp trực tiếp vào việc cho vay của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, việc chỉ định ngân hàng thương mại cho vay theo đề xuất của Bộ Công thương sẽ khiến thị trường tín dụng méo mó, rủi ro.

qbinh

Phối cảnh dự án nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1

Cuối tháng 3/2021, theo quyết định Số: 483/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Vietcombank được cho phép cấp tín dụng vượt khung, giúp tăng hạn mức của EVN tại ngân hàng này lên 37.402 tỷ đồng, EVN và bên có liên quan lên 51.630 tỷ đồng, chỉ áp dụng cho EVN với dự án Quảng Trạch 1.

Tuy nhiên, Quyết định của Thủ tướng cũng chỉ rõ, Vietcombank sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về đánh giá, thẩm định dự án, khả năng trả nợ của EVN, các rủi ro; được tự quyết định việc cấp tín dụng đối với EVN để thực hiện dự án và đảm bảo thu nợ.

bai14-hinh1-rut-tien-mat-tai-ngan-hang-Vietcombank

Những rủ ro có thể xảy ra đối với Vietcombank khi cấp tín dụng vượt khung cho dự án Nhiệt điện Quảng trạch I

Ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cho rằng, với việc một dự án nguồn điện đầu tiên của EVN được thu xếp 100% vốn vay từ ngân hàng trong nước và không có bảo lãnh của Chính phủ, đặc biệt lại là nhiệt điện than, ở góc độ kinh tế vĩ mô, nếu các ngân hàng tiếp tục “đổ” tiền vào các dự án nhiệt điện than sẽ đe dọa đến rủi ro của hệ thống tài chính. Đối với Vietcombank, khi ngân hàng này “bơm” vốn “khủng” cho EVN sẽ phải đối diện với rủi ro chiến lược. 

Ngoài ra, theo ông Hòe nhận định, Vietcombank hay các ngân hàng vẫn đang rót vốn cho các dự án nhiệt điện than sẽ phải đối mặt với rủi ro về uy tín, bởi xu thế hiện nay, các cổ đông chiến lược và cổ đông nhỏ lẻ của ngân hàng hay kể cả người gửi tiền đang có xu thế thoái vốn khỏi các định chế tài chính cho vay nhiều vào nhiệt điện than.

Hệ thống tín dụng Việt Nam sẽ gặp nhiều rủi ro nếu các ngân hàng thương mại dồn lực cho EVN vay để tiếp tục phát triển các dự án nhiệt điện trong thời gian tới, ông Phạm Xuân Hòe thông tin.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 gồm 2 tổ máy có quy mô công suất 2x600MW thuộc Trung tâm điện lực Quảng Trạch (Quảng Bình). Dự án ban đầu do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, nhưng sau đó PVN bàn giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo chỉ đạo vào tháng 10/2016.

Tháng 9/2017, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã điều chỉnh và phê duyệt dự án, với tổng mức đầu tư là hơn 42 nghìn tỷ đồng.

Theo quy hoạch điện VII, kế hoạch phát điện Tổ máy số 1 và số 2 tương ứng là các năm 2021 và 2022. Tuy nhiên, những vướng mắc về thủ tục và vốn khiến dự án có khả năng chậm trễ.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:38

(CL&CS) - Tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Trong các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược phát triển mới tập trung vào tăng trưởng xanh.

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:34

(CL&CS) - Trong quý 1 vừa qua, lần đầu tiên 27 ngân hàng niêm yết đã cắt giảm nhân sự với số lượng lên đến 1.437 người. Trong đó, 20/27 ngân hàng mẹ đã cắt giảm nhân sự.

Nhà sáng lập Ngân hàng ACB, ông Trần Mộng Hùng qua đời ở tuổi 72

Nhà sáng lập Ngân hàng ACB, ông Trần Mộng Hùng qua đời ở tuổi 72

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:33

(CL&CS) - Ông Trần Mộng Hùng là nhà sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Tổng Giám đốc đầu tiên và Chủ tịch HĐQT (1994 - 2008), Thành viên HĐQT (2012 - 2018), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý rủi ro (2018 - 2023), đã từ trần vào ngày 25/4/2024, hưởng thọ 72 tuổi.