Thứ sáu, 07/06/2024, 15:59 PM

Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tiếp ông Philippe Metzger, Tổng Thư ký Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế

(CL&CS)- Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang nỗ lực sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động hội nhập quốc tế cũng như trở thành thành viên chính thức của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC).

Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định cho biết tại buổi tiếp và làm việc với với ông Philippe Metzger, Tổng Thư ký Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế ngày 5/6/2024, tại Hà Nội.

Thứ trưởng Lê Xuân Định khẳng định, các nội dung trao đổi này là tiền đề cho hợp tác giữa 2 bên trong thời gian tới. Qua đó, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, nỗ lực tích cực hội nhập kinh tế toàn cầu và tham gia mạng lưới rộng lớn các hiệp định thương mại tự do, các tổ chức quốc tế.

tt dinh(1)

Toàn cảnh buổi làm việc

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Xuân Định chào mừng đoàn tới Việt Nam, bày tỏ mong muốn IEC hỗ trợ, tạo điều kiện để Việt Nam trở thành thành viên chính thức của IEC, Hỗ trợ tham gia vào hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ Việt Nam về việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia; đào tạo đội ngũ chuyên gia trẻ, tham gia sâu hơn vào các hoạt động, chương trình của IEC.

Bên cạnh đó, IEC tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng các dự án nhằm thúc đẩy, triển khai các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực tiêu chuẩn hóa cho Việt Nam, đặc biệt là các chuyên gia trẻ; Hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn áp dụng, đánh giá chứng nhận các sản phẩm, lĩnh vực tiềm năng, có nhu cầu áp dụng cao ở Việt Nam như lĩnh vực xe điện, hiệu suất năng lượng, hạ tầng điện, năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời...), tín chỉ carbon... nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ông Philippe Metzger, Tổng Thư ký IEC cho biết, Việt Nam là quốc gia đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là tập trung đúng hướng khi chú trọng vào các lĩnh vực công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, phương tiện giao thông điện…

trao qua(4)

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các tiêu chuẩn của IEC. Tiêu biểu như các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dây, cáp điện, thiết bị điện, điện tử, thiết bị điện phòng nổ, công nghệ thông tin… được Bộ KH&CN, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và ban hành trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của IEC. Nhiều chuyên gia trẻ của Việt Nam đã tham gia và đóng góp hiệu quả vào hoạt động của IEC. Ông Philippe Metzger khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam để trở thành thành viên chính thức của IEC trong thời gian sớm nhất.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Hội nghị cấp Bộ trưởng về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ASEAN lần thứ 20

Hội nghị cấp Bộ trưởng về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ASEAN lần thứ 20

sự kiện🞄Thứ ba, 11/06/2024, 14:57

(CL&CS)- Tăng cường hợp tác, hoạch định tầm nhìn về việc tiếp tục xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo và hợp tác về khoa học, công nghệ trong khu vực ASEAN là chủ đề chung của Hội nghị cấp Bộ trưởng về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ASEAN lần thứ 20

Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tiếp ông Philippe Metzger, Tổng Thư ký Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế

Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định tiếp ông Philippe Metzger, Tổng Thư ký Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế

sự kiện🞄Thứ sáu, 07/06/2024, 15:59

(CL&CS)- Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang nỗ lực sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động hội nhập quốc tế cũng như trở thành thành viên chính thức của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC).

Áp dụng kỹ thuật số để thực thi Quy định chống phá rừng của EU trong ngành cà phê

Áp dụng kỹ thuật số để thực thi Quy định chống phá rừng của EU trong ngành cà phê

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:23

(CL&CS) – Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU, Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và áp dụng từ ngày 30/12/2024. Phạm vi hàng hóa sản xuất chịu áp dụng trong Quy định này gồm: gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng, chẳng hạn như da, sô cô la, lốp xe, hoặc đồ nội thất. Theo Quy định, bất kỳ nhà khai thác hoặc thương nhân nào đưa các mặt hàng này vào thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường này có khả năng phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.