Thứ sáu, 07/06/2024, 15:27 PM

Thử nghiệm công nghệ trồng cây hành tím cho năng suất cao

(CL&CS) - Dù mới chỉ ở quy mô nhỏ, nhưng theo đánh giá năng suất hành tím trồng từ hạt có thể tăng gấp đôi so với trồng từ củ giống truyền thống.

Trong khi quá trình sản xuất liên tục từ vụ này qua vụ khác khiến củ giống tích lũy sâu bệnh hại trong tầng đế củ. Ninh Thuận và Quảng Ngãi vốn là hai địa phương nổi tiếng với nghề trồng hành tím bằng củ.

hanh-tim-cho-nang-suat-tang-gap-doi-4703

Th.S Lê Đức Dũng với những củ hành tím thương phẩm thu hoạch trong mô hình nghiên cứu (ảnh Nhật Phong)

ThS Lê Đức Dũng, Phó bộ môn Rau - hoa - cây cảnh thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ (ASISOV) cho biết, hầu hết nông dân trồng hành tím hiện nay chủ yếu sử dụng củ giống.

Sâu bệnh hại tồn tại trong củ giống sẽ dẫn tới suy giảm chất lượng, củ hành thương phẩm sẽ nhỏ dần, làm ảnh hưởng đến năng suất. Thứ đến là chi phí vận chuyển củ giống từ địa phương này đến địa phương khác sẽ rất tốn kém, nông dân trồng hành tím sẽ thêm gánh nặng chi phí.

Nếu trồng hành tím bằng hạt giống thì 1 ha chỉ cần 1 kg hạt giống, chi phí vận chuyển từ nơi này đến nơi khác không đáng kể, còn bảo quản trong lạnh thì hạt giống chiếm diện tích rất nhỏ. Như vậy, trồng hành tím bằng hạt giống chi phí về giống sẽ rất thấp.

Công nghệ nhân giống hành tím bằng hạt giống được ASISOV nghiên cứu bao gồm hai phương pháp chính là nhân giống bằng hạt OP và nhân giống bằng hạt lai F1. Nhân giống bằng hạt OP là hạt giống thụ phấn tự nhiên, tức là các cây tự thụ phấn và tạo ra hạt giống. Nhân giống bằng hạt lai F1 là sử dụng các cây bố mẹ cơ bản để lai tạo nhằm tạo ra thế hệ mới.

Quy trình nhân giống hành tím bằng hạt OP bắt đầu bằng việc chọn lọc và phục tráng các dòng hành tím địa phương qua 3 thế hệ. Quá trình thụ phấn tự nhiên được thực hiện bằng ong. Sau đó, cây con mọc từ hạt OP được gieo ươm trong khay, chăm sóc cẩn thận trong điều kiện nhà lưới.

Trong quy trình nhân giống bằng hạt lai F1, một giống hành tím địa phương được chọn làm dòng bố mẹ, trong khi một dòng hành tím đặc biệt không thể tự thụ phấn (bất dục đực) được lựa chọn làm dòng mẹ.

Quá trình thụ phấn được thực hiện nhờ các loài ong giao phấn. Từ việc lai tạo này, hạt lai F1 được hình thành. Cây con mọc từ những hạt lai F1 này được gieo ươm trong khay và chăm sóc cẩn thận trong điều kiện nhà lưới.

Sau khi hạt được gieo ươm từ 45 - 60 ngày, các cây con mọc lên từ hạt OP và hạt lai F1 đều được đưa ra trồng tại ruộng sản xuất. Sau khoảng 90 - 100 ngày tiếp theo là có thể thu hoạch củ hành thương phẩm hoặc giữ lại làm củ giống cho vụ sau.

ThS Lê Đức Dũng cho biết, đơn vị đã thử nghiệm thành công mô hình trồng cây hành tím từ hạt OP và hạt lai F1. Dù mới chỉ ở quy mô nhỏ, nhưng theo đánh giá năng suất hành tím trồng từ hạt có thể tăng gấp đôi so với trồng từ củ giống truyền thống. Cụ thể, hành tím giống OP cho năng suất 25 tấn/ha, trong khi giống lai F1 là 30 tấn/ha, gấp đôi năng suất hành trồng từ củ giống trung bình 15 - 20 tấn/ha.

Bên cạnh đó, sử dụng hạt giống trong canh tác hành tím giúp tiết kiệm đáng kể chi phí đầu vào. Với phương pháp dùng củ giống, quy mô 1 ha, tùy theo kích cỡ củ giống, nông dân phải chi từ 2 - 3 tấn củ, tương đương từ 80 triệu đến 195 triệu đồng chi phí mua giống. Thêm vào đó, điều kiện nắng nóng của vụ hè thu khiến tỷ lệ hao hụt củ giống cao, buộc người trồng phải sử dụng lượng giống nhiều hơn, lên tới 3 tấn/ha.

Thiện Phúc

Bình luận

Nổi bật

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La kiểm tra tiến độ triển khai đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch xoài Hôi (Muồng Khiu) trên địa bàn tỉnh Sơn La”

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La kiểm tra tiến độ triển khai đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch xoài Hôi (Muồng Khiu) trên địa bàn tỉnh Sơn La”

sự kiện🞄Thứ tư, 19/06/2024, 08:24

(CL&CS) - Vừa qua, đồng chí Nguyễn Duy Hoàng - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La cùng đoàn công tác của Sở đã đến kiểm tra tiến độ triển khai đề tài “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch xoài Hôi (Muồng Khiu) trên địa bàn tỉnh Sơn La”.

Gia Lai: Đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản

Gia Lai: Đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản

sự kiện🞄Thứ ba, 18/06/2024, 15:37

(CL&CS) - Mã số vùng trồng là công cụ quan trọng trong việc truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng đã được nhiều địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn Gia Lai tích cực áp dụng. Các sản phẩm chủ lực như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, chanh leo, chuối… đều đã được cấp mã số khẳng định chất lượng trên thị trường quốc tế.

Nhân giống cây sâm cau giúp sản xuất một lượng lớn cây giống có chất lượng tốt

Nhân giống cây sâm cau giúp sản xuất một lượng lớn cây giống có chất lượng tốt

sự kiện🞄Thứ hai, 17/06/2024, 14:09

(CL&CS) - Để tăng giá trị kinh tế và bảo tồn loài cây sâm cau, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM (ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi) đã tìm cách nuôi cấy mô để duy trì nguồn dược liệu sâm cau quý này.