Thứ năm, 13/06/2024, 15:41 PM

Thu giữ hơn 5.500 sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

(CL&CS) - Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Tây Ninh đã tiến hành kiểm tra và phát hiện trên 5.500 quyển sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.

Nhằm tăng cường công tác kiểm tra đối với sách giáo khoa giả trên thị trường, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Cục QLTT tỉnh Tây Ninh, Đội Quản lý thị trường số 4 đã tiến hành kiểm tra đột xuất Nhà sách K.T, có địa chỉ tại số 76, đường Võ Thị Sáu, khu phố 4, Phường 3, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh vào sáng ngày 12/6/2024.

Lực lượng chức năng kiểm tra tại cơ sở vi phạm.

Lực lượng chức năng kiểm tra tại cơ sở vi phạm.

Qua kiểm tra, phát hiện Nhà sách trên đang buôn bán các loại sách giáo khoa nhiều khối lớp học khác nhau có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với số lượng 5.547 quyển.

Tổng trị giá hàng hóa: 117.528.000 đồng.

Toàn bộ số hàng hóa là sách giáo khoa trên bìa có ghi tên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, có tem chống hàng giả có dấu hiệu giả mạo sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Khi dùng đèn chiếu lên tem chống hàng giả trên bìa sách thì trên tem không hiện họa tiết phản quang “GD”, không có họa tiết in nổi, phần phủ nhũ không cào được. Ngoài ra sách không được đóng trong thùng carton của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Đội QLTT số 4 đã tạm giữ và niêm phong toàn bộ số hàng trên để xác minh, điều tra làm rõ xử lý theo quy định.

Hoạt động kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động buôn bán sách giáo khoa giả trên địa bàn tỉnh. Để ngăn chặn vấn nạn sách giáo khoa giả không chỉ cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng mà còn cần sự “thông thái” của chính những người tiêu dùng.

Để bảo vệ quyền lợi của chính mình, các vị phụ huynh và các em học sinh khi lựa chọn mua sách giáo khoa nên đăng ký mua sách qua nhà trường hoặc lựa chọn mua sách tại các hệ thống phân phối chính thức của Nhà xuất bản, các Công ty Sách và Thiết bị trường học tại địa phương. Không mua sách từ các nguồn trôi nổi trên thị trường, nhất là ở vùng nông thôn hay địa bàn mà các đối tượng buôn bán sách giả hay hướng tới.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao khả năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nâng cao khả năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

sự kiện🞄Thứ năm, 20/06/2024, 15:52

(CL&CS) - Để bảo vệ người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đã mở rộng phạm vi đối với cả doanh nghiệp nước ngoài cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng ở Việt Nam. Đồng thời có thêm nhiều quy định mới liên quan đến việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng, trách nhiệm cung cấp thông tin, thu hồi sản phẩm…

Định danh người bán hàng trên sàn thương mại điện tử là giải pháp chống hàng giả

Định danh người bán hàng trên sàn thương mại điện tử là giải pháp chống hàng giả

sự kiện🞄Thứ hai, 17/06/2024, 16:22

(CL&CS) - Trước thực trạng tất cả các sản phẩm hàng hoá đều có nguy cơ bị làm giả, nguy cơ bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các đại biểu cho rằng cần bổ sung chế tài xử lý vi phạm đủ sức răn đe đối với các hành vi buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thu giữ hơn 5.500 sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Thu giữ hơn 5.500 sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

sự kiện🞄Thứ năm, 13/06/2024, 15:41

(CL&CS) - Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Tây Ninh đã tiến hành kiểm tra và phát hiện trên 5.500 quyển sách giáo khoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.