Thứ năm, 16/06/2022, 07:42 AM

Thống nhất nội dung kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm mật ong

(CL&CS) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản xuất, buôn bán mật ong.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự thảo Thông tư đề xuất quy định nhằm thay thế Thông tư số 08/2015/TT-BNNPTNT ngày 02/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản xuất, buôn bán mật ong xuất khẩu.

1

Qua đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 08/2015/TT-BNNPTNT cho thấy: Việc kiểm tra, giám sát đối với sản xuất, buôn bán mật ong đã tăng cường công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm vệ sinh thú y và ATTP của các cơ sở sản xuất, buôn bán mật ong và qua đó thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mật ong của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn có một số cơ sở sản xuất mật ong không duy trì thường xuyên các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và có mẫu mật ong phát hiện dư lượng các chất tồn dư độc hại vượt ngưỡng cho phép theo quy định của Việt Nam và các nước nhập khẩu.

Hằng năm, Cục Thú y đều thực hiện báo cáo kết quả chương trình giám sát và Kế hoạch giám sát năm tới cho Ủy ban châu Âu. Kết quả chương trình giám sát ATTP đối với mật ong hằng năm là tiền đề để duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu và khẳng định vị thế mật ong của Việt Nam không chỉ trên thị trường EU mà cả các thị trường khác như Hoa Kỳ, Canada, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc... Vì vậy, Chương trình giám sát ATTP sản phẩm ong xuất khẩu hằng năm cần phải được duy trì và thực hiện nghiêm ngặt nhằm đáp ứng theo yêu cầu của EU và các nước nhập khẩu khác.

Để đảm bảo thống nhất việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với việc sản xuất, buôn bán mật ong theo chuỗi, nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất, buôn bán mật ong hoạt động theo chuỗi liên kết cung ứng, đồng thời giúp các cơ quan quản lý nhà nước quản lý, xác nhận chuỗi cung ứng mật ong an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và giảm được các thủ tục hành chính, cần rà soát và thống nhất các nội dung kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với sản xuất, buôn bán mật ong.

Từ thực tiễn nêu trên, việc ban hành Thông tư quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản xuất, buôn bán mật ong thay thế Thông tư 08/2015/TT-BNNPTNT là cần thiết, là căn cứ cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, buôn bán mật ong tuân thủ các quy định của pháp luật của Việt Nam về thú y, an toàn thực phẩm, duy trì và thúc đẩy xuất khẩu mật ong của Việt Nam sang các nước.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dự thảo Thông tư quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản xuất, buôn bán mật ong gồm 4 chương, 24 điều.

Dự thảo này đề xuất các quy định về nội dung, các bước tiến hành Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại và vi sinh vật có trong mật ong của các cơ sở sản xuất, buôn bán mật ong (Chương trình giám sát); trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong đó nêu rõ, Cục Thú y (bao gồm các đơn vị trực thuộc) kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, buôn bán mật ong xuất khẩu; cơ sở sản xuất, buôn bán mật ong vừa xuất khẩu vừa tiêu dùng trong nước. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, buôn bán mật ong không thuộc nội dung nêu trên.

Dự thảo cũng nêu rõ những quy định cụ thể về kiểm tra, giám sát điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến mật ong, cơ sở buôn bán mật ong, cơ sở nuôi ong…

Minh Anh

Bình luận

Nổi bật

Phát triển tiêu chuẩn ASTM về đo tính chất hạt nano và cơ chế khóa cho hệ thống tấm khóa, vít

Phát triển tiêu chuẩn ASTM về đo tính chất hạt nano và cơ chế khóa cho hệ thống tấm khóa, vít

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/03/2024, 08:59

(CL&CS) - Mới đây, ASTM International đã phát triển hai tiêu chuẩn bao gồm tiêu chuẩn sử dụng để đo các tính chất vật lý và hóa học của hạt nano trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, tiêu chuẩn về cơ chế khóa cho hệ thống tấm khóa và vít.

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước

sự kiện🞄Thứ năm, 21/03/2024, 14:04

(CL&CS)- Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước.

Tiêu chuẩn hệ thống quản lý bổ sung yêu cầu liên quan đến biến đổi khí hậu

Tiêu chuẩn hệ thống quản lý bổ sung yêu cầu liên quan đến biến đổi khí hậu

sự kiện🞄Thứ ba, 19/03/2024, 14:33

(CL&CS) - Từ ngày 23/02/2024 tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý (MSS) của ISO đồng loạt bổ sung yêu cầu liên quan đến biến đổi khí hậu. Cụ thể là tại 02 điểm: bổ sung vào cuối Điều 4.1 nội dung “Tổ chức phải xác định liệu biến đổi khí hậu có phải là một vấn đề liên quan hay không” và bổ sung Chú thích tại Điều 4.2 “Các bên quan tâm liên quan có thể có các yêu cầu liên quan đến biến đổi khí hậu”.