Thời tiết ngày càng cực đoan, chuyên gia Việt hiến kế gì đối phó?
(CL&CS) - Thời tiết ngày càng khắc nghiệt với nắng nóng cực đoan, mưa lũ thất thường và bão mạnh hơn. Làm thế nào để thích nghi và giảm thiểu tác động? Giải pháp nào giúp con người sống chung an toàn với biến đổi khí hậu?
Khi cái nóng, cơn mưa không còn như xưa
Chắc hẳn nhiều người đã nhận ra rằng thời tiết những năm gần đây không còn như trước. Cái nóng oi ả đến sớm hơn, kéo dài hơn, có lúc lên tới hơn 40°C. Mưa thì không còn rả rích dịu dàng, mà đổ xuống ào ạt, chỉ trong vài chục phút đã khiến nhiều con phố ngập sâu.

Khi nắng nóng ngày càng gay gắt hơn. Ảnh: Báo điện tử Chính phủ
Bà Hạnh, 68 tuổi ở Hà Nội, nhớ lại:
“Ngày xưa mùa hè cũng nóng, nhưng không cháy da cháy thịt như bây giờ. Trước kia, chỉ cần một cái quạt nan là đủ, bây giờ không có điều hòa thì không chịu nổi.”
Anh Tuấn, một tài xế công nghệ ở TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ:
“Trước kia mưa chỉ làm đường trơn trượt, bây giờ cứ mưa là ngập. Có hôm tôi vừa nhận cuốc xe, chạy được 15 phút thì nước dâng ngang bánh xe, đành phải quay về.”
Những câu chuyện này không chỉ là cảm nhận cá nhân. Thực tế, theo các số liệu khí tượng:
• Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,5 - 0,7°C trong 50 năm qua, với nhiều đợt nóng kỷ lục xuất hiện ngày càng dày đặc.
• Mưa cực đoan xảy ra với tần suất cao hơn, khiến tình trạng ngập lụt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh ngày càng nghiêm trọng.
• Hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm và kéo dài hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu hỏi đặt ra: Nếu thời tiết đã thay đổi và ngày càng khắc nghiệt, chúng ta phải làm gì để thích nghi?
Không ai có thể “đứng ngoài” sự thay đổi của thời tiết
Với những người làm nông, thời tiết thay đổi không chỉ là chuyện nóng hay lạnh, mà là chuyện sống còn. Trước đây, người dân miền Tây chỉ cần nhìn con nước lớn, nước ròng là có thể đoán mùa vụ. Nhưng giờ đây, nước mặn xâm nhập sâu hơn, mưa thất thường khiến mùa màng bấp bênh.
Ông Ba Hậu, nông dân ở Bến Tre, than thở:
“Hồi trước, cứ tháng 6 là trời đổ mưa, nước ngọt đầy kênh rạch, giờ thì đến tháng 8 vẫn khô rang. Mặn lấn vào, lúa chết, dừa cũng kém trái.”
Không chỉ ở nông thôn, người dân thành thị cũng đang khổ sở vì thời tiết. Cái nóng không chỉ làm người ta mệt mỏi mà còn đội cả hóa đơn tiền điện lên cao. Chị Hoa, nhân viên văn phòng ở Hà Nội, than thở:
“Những tháng múa hè nhà tôi tốn gần 2 triệu tiền điện vì điều hòa phải chạy cả ngày. Nhưng không bật thì nóng không ngủ nổi.”

Người dân thành phố đối mặt với cái nắng cháy da khi ra đường. Ảnh: Tạp chí Kinh tế môi trường.
Trong khi đó, ngập lụt cũng đã trở thành “chuyện thường ngày” ở TP. Hồ Chí Minh. Chị Minh, chủ một quán ăn nhỏ ở Quận 8, chia sẻ:
“Mưa một trận là nước tràn vào quán, tôi phải kê bàn ghế lên cao. Hôm nào mưa lớn thì coi như đóng cửa, mất khách, mất thu nhập.”
"Chúng ta không thể chờ thời tiết quay lại như xưa"
Là người tiên phong nghiên cứu về khí hậu và biến đổi khí hậu ở Việt Nam, GS. Nguyễn Đức Ngữ từng cảnh báo:
“Thời tiết ngày càng cực đoan là xu hướng không thể đảo ngược ngay lập tức. Chúng ta buộc phải thay đổi cách sống để thích nghi, nếu không, những tổn thất về kinh tế và sức khỏe sẽ còn nghiêm trọng hơn.”
Ông nhấn mạnh ba điều quan trọng: Chủ động nắm bắt thông tin thời tiết để phòng tránh rủi ro, thay đổi cách sống để thích nghi với khí hậu mới, xây dựng hệ thống phòng chống thiên tai tốt hơn.

GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Mỗi người cần chủ động tìm hiểu về thời tiết, có biện pháp ứng phó phù hợp.
Các thành phố, địa phương cần đầu tư vào hạ tầng để giảm bớt tác động của thời tiết cực đoan. Người dân cần thay đổi thói quen tiêu dùng, hạn chế phát thải để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Thời tiết không quay lại như xưa, nhưng con người luôn có cách để thích nghi và tiếp tục phát triển.
Theo Tri thức và Cuộc sống
- ▪Tiêu chuẩn hỗ trợ thương mại và thích ứng với biến đổi khí hậu
- ▪Việt Nam có một loại 'siêu sinh vật' có thể giúp vượt ‘cơn bão hủy diệt’ do biến đổi khí hậu, mọc dại đầy ao hồ với khả năng hấp thụ CO2 gấp 8 lần cây xanh
- ▪Gần 18.000 tỷ đồng bảo vệ 10 tỉnh miền Tây Việt Nam trước biến đổi khí hậu
- ▪Bộ tiêu chuẩn ISO 14060 - công cụ giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu
Bình luận
Nổi bật
Thời tiết ngày càng cực đoan, chuyên gia Việt hiến kế gì đối phó?
sự kiện🞄Thứ sáu, 23/05/2025, 20:54
(CL&CS) - Thời tiết ngày càng khắc nghiệt với nắng nóng cực đoan, mưa lũ thất thường và bão mạnh hơn. Làm thế nào để thích nghi và giảm thiểu tác động? Giải pháp nào giúp con người sống chung an toàn với biến đổi khí hậu?
HP Việt Nam khởi xướng chiến dịch “Vì trái đất xanh”, chung tay phục hồi rừng Tây Bắc
sự kiện🞄Thứ năm, 22/05/2025, 08:52
(CL&CS) - Hoạt động diễn ra nhằm hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học (22/5), đồng thời khẳng định vai trò ngày càng rõ nét của khối doanh nghiệp công nghệ trong công cuộc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Gen Green lan tỏa lối sống xanh kiểu mới với “Green It Loud”
sự kiện🞄Thứ sáu, 16/05/2025, 15:33
(CL&CS) - Tinh thần sống xanh cùng khả năng sáng tạo và truyền cảm hứng của thế hệ trẻ đang thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết trong cuộc thi “Green It Loud – Khuếch Đại Chất Xanh” do Gen Green - nền tảng số dành cho thế hệ sống xanh – phát động.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.