Dữ liệu cũ
Thứ năm, 24/09/2020, 05:49 AM

Thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt 11,5 tỷ USD vào năm 2029

(CL&CS) - Ngành dược phẩm Việt Nam đang ngày càng tăng trưởng để phục vụ cho nhu cầu của người dân. Dự báo thời gian tới thị trường sẽ đạt mức 9,2 tỷ USD vào năm 2024 và 11,5 tỷ USD vào năm 2029.

z2090271398580_964f80a1ccc844f97d4aeb5ce7d7cc90

Ông Ngô Anh Ngọc chia sẻ về xu hướng chuyển dịch mô hình thương mại hóa trong lĩnh vực Dược phẩm. Ảnh: Nguyễn Ngọc 

Tại buổi hội thảo Chuyển đổi xu hướng trong mô hình thương mại lĩnh vực dược phẩm, ông Ngô Anh Ngọc - CEO của Babuki Consulting chia sẻ, năm 2020 quy mô thị trường dược phẩm ở mức 7,1 tỷ USD với mức tăng trưởng 10% trong giai đoạn 2017-2020. Dự báo thời gian tới thị trường sẽ đạt mức 9,2 tỷ USD vào năm 2024 và 11,5 tỷ USD vào năm 2029.

Cũng theo ông Ngọc thị trường thuốc kê đơn chiếm tỷ trọng chính với hơn 75% và từng bước gia tăng thị phần 76% vào năm 2024 và 77% vào năm 2029.

Kết quả này có được nhờ vào chất lượng đời sống người dân ngày càng nâng cao, tăng số lượng người dân có bảo hiểm xã hội và chất lượng hạ tầng y tế cũng được nâng cao.

Tăng trưởng của nhóm thuốc biệt dược cũng tăng chậm hơn nhóm thuốc Generic (thuốc sản xuất sau biệt dược và có giá thấp hơn nhiều lần) bởi chính sách tăng thuốc Generic nhằm giảm tổng chi phí điều trị cho người dân cũng như mục tiêu tăng tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước đạt 80% vào năm nay.

Kim ngạch nhập khẩu dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm của Việt Nam lần lượt là 2,79 triệu USD và 407 triệu USD.

Tại Việt Nam mảng dược phẩm được phân phối qua 2 kênh lớn là bệnh  viện và nhà thuốc. Trong đó bệnh viện là kênh chủ lực mà các nhà sản xuất dược phẩm nhắm đến với số lượng tiêu thụ lớn (70% thị phần). Hiện nay cả nước cũng có hơn 60.000 nhà thuốc.

Theo nghiên cứu của Mintel – một công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu cơ sở tại Anh cho biết thị trường mỹ phẩm Việt Nam có quy mô khoảng 2,3 tỷ USD vào cuối năm 2018 và hoạt động chủ yếu theo hình thức bán lẻ truyền thống.

Các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam chiếm khoảng 10% thị phần. Trước nay phần lớn nhắm vào phân khúc giá thấp và xuất khẩu sang một số thị trường lân cận. Dự kiến 10 năm tới tốc độ tăng trưởng của thị trường mỹ phẩm dưỡng da và trang điểm của Việt Nam sẽ ở mức 2 con số.

Số liệu do Hiệp hội Hóa mỹ phẩm TP.HCM cung cấp, Hàn Quốc hiện là quốc gia chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh số bán mỹ phẩm ngoại tại Việt Nam với 30% thị phần, EU đứng ở vị trí thứ 2 với 23% thị phần, Nhật Bản chiếm 17%, Thái Lan 13%, Mỹ 10% và các nước còn lại 7%.

Nguyễn Ngọc

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.