Thứ ba, 08/10/2024, 06:24 AM

Thái Bình sắp có khu công nghiệp 209ha, nằm ngay tại khu kinh tế trải dài 31 xã, thị trấn của tỉnh

Dự án có thời gian thực hiện không quá 36 tháng kể từ khi được giao đất.

Theo Quyết định 326 của Thủ tướng Chính phủ, Thái Bình đã được phân bổ chỉ tiêu đất khu công nghiệp với 2.565ha trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030 và 1.662ha trong Kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2025. Đến nay, Thái Bình đã có 8 khu công nghiệp (KCN) được chấp thuận đầu tư, bao gồm KCN Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Đô thị Dịch vụ Liên Hà Thái, Cầu Nghìn, Tiền Hải, Gia Lễ, Sông Trà và KCN Hưng Phú.

Vào tháng 9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư KCN Hưng Phú, do CTCP Khu công nghiệp Geleximco Hưng Phú làm chủ đầu tư. Trước đó, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 của dự án đã được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt vào tháng 6/2023.

‘Ông lớn’ Geleximco quyết chi tiền tỷ để xây khu công nghiệp ở 'vựa lúa' miền Bắc - Ảnh minh hoạ

‘Ông lớn’ Geleximco quyết chi tiền tỷ để xây khu công nghiệp ở 'vựa lúa' miền Bắc - Ảnh minh hoạ

Dự án KCN Hưng Phú có tổng diện tích quy hoạch 209ha, nằm trong Khu kinh tế Thái Bình.

Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình là Khu kinh tế ven biển bao gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải, có diện tích tự nhiên 30.583ha. Khu kinh tế Thái Bình bao gồm các khu chức năng như khu trung tâm điện lực Thái Bình; khu, cụm công nghiệp; khu cảng và dịch vụ cảng; khu du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí; khu phân bố các vùng nuôi trồng thủy sản và rừng phòng hộ ven biển; khu dân cư, đô thị, dịch vụ; khu hành chính... Quy mô, vị trí của từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Thái Bình do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Vị trí của khu công nghiệp nằm tại các xã Nam Hưng và Nam Phú, huyện Tiền Hải, với ranh giới cụ thể như sau: Phía Bắc giáp đường ĐT.462; phía Nam giáp sông Hồng; phía Đông giáp các khu dân cư xã Nam Phú và đường hành lang bảo vệ cầu đường ven biển; phía Tây giáp khu dân cư xã Nam Hưng và Nam Trung.

Hiện tại, phần lớn diện tích khu đất dự án là đất nông nghiệp (184,7ha) và đất giao thông (31,7ha), cùng 0,6ha là đất bãi vật liệu xây dựng. Khu vực này chưa có tuyến đường đối ngoại tiếp cận, ngoại trừ tuyến đường N2 theo quy hoạch đi qua phía bắc khu đất theo hướng Đông - Tây. Dân cư quanh khu đất có khoảng 1.000 hộ, thuộc xã Nam Hưng.

Về tính chất, KCN Hưng Phú được quy hoạch làm khu công nghiệp đa ngành, ưu tiên phát triển công nghiệp sạch và công nghệ tiên tiến. Dự án bao gồm các khu vực chức năng như nhà máy, kho bãi, công trình hành chính, dịch vụ, giao thông và hạ tầng kỹ thuật.

Các công trình nhà máy, xí nghiệp sẽ có mật độ xây dựng 60% và chiều cao tối đa 5 tầng, trong khi công trình hành chính, dịch vụ sẽ có mật độ xây dựng 50%, tối đa 7 tầng.

Trong cơ cấu sử dụng đất của KCN Hưng Phú, 147ha sẽ dành cho nhà máy và xí nghiệp, 4,6ha cho hạ tầng kỹ thuật, 5,4ha cho công trình hành chính và dịch vụ, 27,2ha cho đất cây xanh và phần còn lại là đất giao thông và mặt nước. Đáng chú ý, các lô đất giáp khu đô thị và dân cư sẽ không được bố trí cho các loại hình sản xuất có mức độ độc hại cao.

Dự kiến, tổng mức đầu tư của KCN Hưng Phú ước tính khoảng 1.940 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 300 tỷ đồng. Dự án có thời gian thực hiện không quá 36 tháng kể từ khi được giao đất.

CTCP Khu công nghiệp Geleximco Hưng Phú, được thành lập vào tháng 6/2023, hiện có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trụ sở tại TP. Thái Bình. Tổng Giám đốc Nguyễn Huy Hoàng, người đồng thời đứng tên tại Công ty Cổ phần Khu công nghiệp và Đô thị An An Hòa, chủ đầu tư KCN Tam Anh - An An Hòa tại Quảng Nam (436 ha), là người lãnh đạo dự án này.

Với vị thế là một trong những vùng nông nghiệp quan trọng nhất miền Bắc, Thái Bình, "vựa lúa" trù phú nhờ phù sa từ sông Hồng và sông Thái Bình, giờ đây đang dần chuyển mình thành một trung tâm công nghiệp mới của khu vực, thu hút các nhà đầu tư lớn như Geleximco.

Lan Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.