Tài chính mập mờ, Hanoimilk khó càng thêm khó

(NTD) - Cổ phiếu HNM của CTCP Sữa Hà Nội (Hanoimilk) đã bị dừng giao dịch vào đầu tháng 10/2019. Đây không phải lần đầu sa lầy của Hanoimilk. Đường nào giúp doanh nghiệp này tìm thấy cửa sinh trong thời gian tới?

1

Hiện Hanoimilk không có cổ đông nào nắm cổ phần đến mức quyết định hoặc chi phối.

Mập mờ tài chính

Từ cuối năm 2018, cổ phiếu HNM đã bị đưa vào diện kiểm soát do công ty chưa thống nhất với đơn vị kiểm toán về việc trích lập thêm các khoản chi phí. Đến tháng 10/2019, Hanoimilk vẫn chưa khắc phục được tình trạng trên, nên cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch. Đến giờ, doanh nghiệp này vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 và báo cáo soát xét bán niên 2019.

Tình trạng bê bối này không chỉ diễn ra một lần ở Hanoimilk. Hồi giữa năm 2018, Hanoimilk từng bị đưa vào diện hủy niêm yết do không nộp báo cáo tài chính kiểm toán của 3 năm liên tiếp (2015-2017). Cổ phiếu HNM đã bị tạm ngừng giao dịch nhiều lần.

Tình trạng lằng nhằng về mặt tài chính của Hanoimilk có thể thấy rõ trong giải thích của kiểm toán vào năm 2016. Đơn vị kiểm toán là Grant Thornton cho biết, họ không thể xác định được giá trị chính xác của hàng tồn kho và nhiều khoản chi phí. Nổi cộm nhất là khoản trả trước cho người bán xấp xỉ 20 tỷ đồng, chiếm gần 10% doanh thu của Hanoimilk khi đó. Đến cuối năm 2019, tình trạng mập mờ này vẫn chưa được ban lãnh đạo công ty làm sáng tỏ với nhà đầu tư.

Bên cạnh hiện trạng số liệu lằng nhằng, tình hình kinh doanh của Hanoimilk cũng hết sức bết bát. Kể từ năm 2015 đến nay, ban lãnh đạo công ty chưa khi nào hoàn thành kế hoạch đặt ra. Hằng năm, Hanoimilk chỉ kiếm được chừng 1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, riêng năm 2017 lỗ gần 19 tỷ đồng. Đến nay, Hanoimilk vẫn còn lỗ lũy kế hơn 24 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo Hanoimilk cho rằng khó khăn đến từ một số yếu tố khách quan như người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu lúc kinh tế suy thoái. Họ cũng “đổ hết” cho nhân viên, do phụ thuộc vào kế hoạch từ nhân viên, nhân viên nghỉ việc nên ảnh hưởng tới chuyện thực thi kế hoạch!

Đáng chú ý là trong lúc tình hình tài chính công ty còn khó khăn, như thiếu tiền mặt và nợ lại cao, thì Hanoimilk vẫn giữ khoản đầu tư dài hạn khá lớn. Đến cuối quý 3/2019, Hanoimilk đang rót vào CTCP Sữa tự nhiên đến 27 tỷ đồng. Đây không phải là công ty con của Hanoimilk. Nếu thoái vốn khoản này cũng đủ xóa hết số lỗ lũy kế mà công ty đang gánh. Thế nhưng đến nay, cổ đông của Hanoimilk vẫn thấy khó hiểu khi ban lãnh đạo không hề đả động gì đến khoản này.

2

Ban lãnh đạo Hanoimilk cho rằng công ty không hoàn thành kế hoạch kinh doanh là do “phụ thuộc vào kế hoạch từ nhân viên, nhân viên nghỉ việc nên ảnh hưởng tới chuyện thực thi kế hoạch!”

Rối bời hướng đi

Sự bết bát trong kinh doanh của Hanoimilk thực tế có phần bắt nguồn từ sự trì trệ trong việc thực hiện các kế hoạch phát triển.

Hanoimilk từ lâu đã có ý định nâng cấp các nhà máy sản xuất sữa nước và sữa chua, đồng thời tăng cơ cấu doanh thu sữa chua theo xu hướng thị trường. Công ty cũng muốn đầu tư dự án trồng cỏ chăn nuôi bò sữa tự nhiên tại Mê Linh, Hà Nội. Để làm được hết, Hanoimolk cần khoảng 500 tỷ đồng. Mọi thứ đã được lên kế hoạch từ năm 2016 nhưng đến nay, đã gần 4 năm, Hanoimilk chưa hoàn thành được phần nào.

Mấu chốt của chuyện này là vốn. Hanoimilk muốn phát hành khoảng 300 tỷ đồng cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược với giá ít nhất bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu). Nhưng giá cổ phiếu HNM nhiều năm qua chưa khi nào ngoi lên được mức trên, nên không bán được. Về kế hoạch phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu, ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT Hanoimilk, cam kết nếu không ai mua ông sẽ mua một nửa. Nhưng từ năm 2016 đến nay, không ai mua cũng không thấy ông Tuấn mua, khiến cổ đông nóng ruột.

Việc thiếu tiền cũng là nguyên nhân mà ban lãnh đạo Hanoimilk đưa ra để lý giải cho chuyện kinh doanh thua lỗ. Ban lãnh đạo công ty cho rằng, thiếu tiền làm marketing nên doanh thu giảm. Thực tế cho thấy, đây không phải là nguyên nhân. Trong năm 2018, khi chi phí bán hàng giảm, công ty vẫn có lợi nhuận. Trong khi dù chi cho bán hàng cao trong năm 2017, Hanoimilk lại lỗ. Khoản quyết định lãi lỗ của doanh nghiệp này là chi phí quản lý doanh nghiệp.

Theo một chuyên gia tư vấn doanh nghiệp, về kinh doanh, điểm yếu của Hanoimilk là không có vùng nguyên liệu riêng, khiến giá vốn cao hơn doanh nghiệp cùng ngành. Ngoài ra, mấu chốt khiến Hanoimilk chao đảo nằm ở cơ cấu cổ đông. Hiện Hanoimilk không có cổ đông nào nắm cổ phần đến mức quyết định hoặc chi phối. Chiến lược phát triển dù được vạch ra cũng khó rõ ràng do không có ai cầm trịch. Nếu tình trạng này vẫn còn kéo dài, việc Hanoimilk tiếp tục lỗ cũng là điều dễ đoán.

HOÀNG YẾN

_NTD_So 210_593-594 In10
 

 

Bình luận

Nổi bật

Thị trường bất động sản đầu năm 2024 có nhiều điểm sáng

Thị trường bất động sản đầu năm 2024 có nhiều điểm sáng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:17

Dù thị trường vẫn chưa sôi động nhưng sự trở lại của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, nhiều doanh nghiệp thành lập mới đã phản ánh rõ nét tín hiệu phục hồi tích cực của thị trường trong những tháng đầu năm nay.

Đấu giá đất nền ngoại thành Hà Nội, cảnh báo nhiều nơi có giá sốt ảo

Đấu giá đất nền ngoại thành Hà Nội, cảnh báo nhiều nơi có giá sốt ảo

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:16

Ngay trong quý I/2024, Hà Nội liên tục tổ chức các phiên đấu giá đất nền ở khu vực ngoại thành như Mê Linh, Đông Anh, Sơn Tây, … thu hút đông đảo nhà đầu tư quan tâm, thúc đẩy quá trình hồi phục thị trường bất động sản. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo về tình trạng sốt đất ảo khi thị trường đất nền dần hồi phục.

Đất nền sắp bước vào chu kỳ tăng giá, nhà đầu tư có nên cân nhắc “xuống tiền”?

Đất nền sắp bước vào chu kỳ tăng giá, nhà đầu tư có nên cân nhắc “xuống tiền”?

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:16

Theo báo cáo của một số đơn vị nghiên cứu thị trường đã cho thấy, thị trường bất động sản những tháng đầu năm 2023 đã có những tín hiệu đáng mừng, trong đó có cả phân khúc đất nền. Theo đó chu kỳ tăng giá đất nền có thể đến sớm hơn những dự báo trước đó.