Thứ ba, 16/07/2019, 07:47 AM

Sức hấp dẫn của chợ “bình dân”

(NTD) - Trong xu thế phát triển của các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, việc xuất hiện những khu chợ “bình dân” đáp ứng được nhiều yếu tố: Giá cả chấp nhận được, phương thức thanh toán đa dạng (trả tiền mặt hay nợ lại), nhiều mặt hàng nên dễ lựa chọn, giờ hoạt động luôn bám sát thời gian vào ca và ra ca của công nhân. Một trong những chợ “bình dân” có sức mua bán lớn là chợ “bình dân” Hòa Phú (xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long).

Rất tiện lợi cho công nhân

Bà Trần Thị Sáu, tiểu thương tại khu chợ này cho biết: Kêu tên là chợ “bình dân” vì chỉ bán hàng hóa, thịt cá, rau cải giá “bình dân” cho công nhân là chủ yếu, muốn mua hàng “xịn” thì phải đi chợ Vĩnh Long, Cần Thơ mới có. Từ khi có chợ này công nhân mua sắm thức ăn, vật dụng gia đình khá thuận lợi.

Vừa tranh thủ lựa một số giày dép, túi xách giá “bèo” tại một quầy kinh doanh của chợ “bình dân”, chị Võ Thị Hoàng Lan, công nhân Công ty Tỷ Xuân (KCN Hòa Phú) cho biết: “Từ khi có khu chợ này, công nhân chúng em rất thuận tiện trong việc mua sắm, nhất là các loại thực phẩm chế biến thức ăn trong gia đình. Giá cả tại chợ cũng giống như tên gọi, khá “bình dân”, lại khỏi phải đi chợ xa, tiện lắm. Sau giờ tan ca công nhân cứ ghé đây mua hàng hóa, thực phẩm rất nhanh chóng, không bị “chặt chém”, chất lượng an toàn vệ sinh luôn bảo đảm, nhờ vậy công nhân có thêm thời gian nghỉ ngơi, sử dụng thực phẩm bảo đảm vì đa phần thực phẩm đều được kiểm dịch trước khi bán”.

Được hình thành từ hơn 7 năm qua, khu chợ này hiện có trên 60 ki ốt mua bán được phân bố ở nhiều khu vực, ngành hàng cạnh nhau như: Các khu giữ xe, ăn uống, thực phẩm tươi sống, quần áo, giày dép, trang sức, trái cây, rau củ... cung ứng nhu cầu của trên 20.000 công nhân của KCN, người dân sống xung quanh và rất nhiều sinh viên của các trường Đại học Dân lập Cửu long, trường Cao đẳng nghề Vĩnh Long... Nguồn hàng được các tiểu thương mua từ TP.HCM, TP. Cần Thơ về bán lại cho người tiêu dùng.

Chị Trương Thị Tâm, hiện đang mua bán thịt heo tại chợ cho biết: “Cao điểm bán tại chợ này mỗi ngày từ 16h30 đến 18h30 do lúc này là giờ tan ca của các công ty. Ở đây tụi tui lấy thịt từ các lò mổ của Nhà nước được kiểm dịch đàng hoàng. Đọc báo thấy công nhân ngộ độc thực phẩm “ớn lắm”, bán thịt trôi nổi lỡ có chuyện gì thì có nước “giải nghệ”. Tuy giá cả rất bình dân nhưng tuyệt đối chúng tôi không bán hàng gian, hàng giả để giữ uy tín lâu dài”.

Theo quan sát của chúng tôi, các mặt hàng chủ yếu tại đây gồm: Thịt heo, bò, gà vịt, cá các loại, ếch, quần áo phụ nữ, mỹ phẩm, giày dép, túi xách, các loại rau, củ... giá cả chỉ khoảng vài mươi ngàn đồng đến 100 ngàn đồng nên rất phù hợp túi tiền của công nhân. Điều rất lạ là tại đây giá bán rất công khai niêm yết trên các sản phẩm, riêng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây cũng được “rao” bằng miệng nên không có chuyện “trả giá” và việc mua bán diễn ra rất nhanh chóng vì lượng người mua rất đông đảo lúc tan tầm. Đây chính là nét văn hóa rất riêng tại khu chợ bình dân này.

cho
 
cho3
 
cho2
 Mua bán tại chợ “bình dân”.

Nét văn hóa chợ

Theo ghi nhận của chúng tôi, ở đây không có tình trạng chèo kéo khách; không bán phá giá; không to tiếng với người mua, thay vào đó là thái độ phục vụ rất chân tình, gần gũi.

Chị Hà Thị Thu, công nhân KCN Hòa Phú kể thêm: “Mua bán với nhau lâu ngày, giữa người mua và người bán trở nên thân tình lắm. Có nhiều công nhân gặp khó khăn đã được tiểu thương vận động nhau để giúp đỡ kịp thời. Hiếm có nơi nào có mối quan hệ tốt với nhau đến vậy. Nhiều người bán tại đây kể thêm: Những loại hàng bán “chạy” nhất ở đây thường là trái cây, thực phẩm tươi sống, rau củ, quả, đồ trang sức giá bình dân, quần áo, dịch vụ ăn uống...

Nhiều công nhân tại đây đã đưa ra nhận xét: Do chợ “bình dân” này nằm cạnh rất nhiều nhà trọ của công nhân nên việc mua bán rất thuận lợi, cao điểm là từ ngày 7 đến ngày 10 hằng tháng là thời điểm công nhân lãnh lương tháng. Hiện nay mức lương bình quân của công nhân Công ty Tỷ Xuân khoảng 4-5 triệu đồng/người/tháng, ngoài ra công ty còn hỗ trợ thêm cho tất cả công nhân 600.000 đồng/tháng để chi cho chi phí đi lại (tiền xăng) và tiền nhà trọ. Chính vì đời sống vật chất khá ổn nên việc mua bán tại chợ này diễn ra rất nhộn nhịp, tạo thêm nguồn thu nhập cho người bán và nhu cầu mua sắm cho các “thượng đế” mà hầu hết đều là công nhân.

Chị Lê Thị Thu Tân, tiểu thương mua bán tại đây trên 5 năm kể rất vui: “Có nhiều trường hợp người bán và người mua quen biết do mua hàng nhiều lần đã thỏa thuận phương án “bán trước trả tiền sau” nhưng không được nâng giá bán và không tính lãi trên món đồ đã mua. Cách làm này xem ra rất hiệu quả, làm hài lòng cho cả đôi bên”.

Không ồn ào náo nhiệt như những chợ đầu mối, các chợ trung tâm huyện, thị xã, thành phố nhưng chợ “bình dân” này luôn là nơi đáng tin cậy cho nhiều công nhân với đồng lương hạn hẹp, điều kiện đi đến với các chợ còn khó khăn và mất nhiều thời gian và hơn cả là sự thân thuộc, quyến luyến, gần gũi, cảm thông chia sẻ giữa người bán lẫn người mua.

Phan Thị Anh Thư

 

Bình luận

Nổi bật

Tập đoàn Tan Chong chính thức phân phối thương hiệu GAC

Tập đoàn Tan Chong chính thức phân phối thương hiệu GAC

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:07

(CL&CS) - Các dòng xe máy xăng và phụ tùng của thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong chính thức nhập khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam trong năm 2024.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Hỗ trợ đào tạo kiến thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho địa phương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Hỗ trợ đào tạo kiến thức, chuyển giao khoa học công nghệ cho địa phương

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:05

(CL&CS) - Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với các địa phương tổ chức hội nghị khoa học công nghệ và triển khai các dịch vụ xã hội như: chẩn đoán xét nghiệm, phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, xử lý môi trường…

Hà Nội: Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các kỳ thi tuyển sinh và tạo thuận lợi nhiều nhất cho thí sinh

Hà Nội: Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các kỳ thi tuyển sinh và tạo thuận lợi nhiều nhất cho thí sinh

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:04

(CL&CS) - Vừa qua, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT TP Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh TP Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND TP - Trưởng 2 Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp