Sửa Thông tư 01: Cơ cấu nợ, ngân hàng được kéo dài thêm 6 tháng đến 30/6/2022

(CL&CS) - Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép các ngân hàng kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng so với quy định cũ đến 30/6/2022.

Sửa Thông tư 01, ngân hàng được kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng

Sửa Thông tư 01, ngân hàng được kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng

Ngày 7/9/2021, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 

Theo giải thích trước đó của Ngân hàng Nhà nước, việc gia hạn thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng là do căn cứ vào kế hoạch tiêm chủng và kế hoạch kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ, tại dự thảo thông tư lần 1 lấy ý kiến các đơn vị trong Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng đã đánh giá và đề xuất việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian 23/1/2020 - 30/6/2022 là phù hợp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng với dịch, theo đó, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ có thêm khoảng thời gian 6 tháng để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Điều 4 của Thông tư số 14/2021/TT-NHNN quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung) khi đáp ứng đầy đủ một số điều kiện:

Thứ nhất, dư nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính, quy định cũ là 10/6/2020. 

Thứ hai, phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian 23/1/2020 - 30/6/2022.

Thứ ba, số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp: 

- Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận.

- Số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian 23/1/2020 - 29/3/2020.

- Số dư nợ của khoản nợ phát sinh 23/1/2020 - 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021

- Số dư nợ của khoản nợ phát sinh 10/6/2020 - 1/8/2021 và quá hạn 17/7/2021 - 7/9/2021.

Như vậy, về cơ bản, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên những nội dung đề xuất tại Dự thảo Thông tư được công bố trước đó. 

Trong khi đó, Hiệp hội Ngân hàng đề nghị sửa Thông tư 01 theo hướng kéo dài thời gian cơ cấu nợ đến sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch. Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, nếu thay đổi thời gian đến sau 3 tháng kể từ ngày hết dịch như cơ quan này đề xuất thì Ngân hàng Nhà nước sẽ không phải lo liên tục sửa đổi Thông tư.

N.N

Bình luận

Nổi bật

LPBank triển khai đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

LPBank triển khai đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 22:47

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đang triển khai thực hiện các thủ tục để đổi tên ngân hàng theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 thông qua.

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 20:23

(CL&CS) - HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải (sinh 1974) giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB với thời hạn 12 tháng kể từ 6/5/2024.

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:38

(CL&CS) - Tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Trong các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược phát triển mới tập trung vào tăng trưởng xanh.