Thứ tư, 10/11/2021, 16:12 PM

Sửa đổi Luật thống kê bổ sung nhiều điểm mới phù hợp với quy luật của sự phát triển

(CL&CS) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục – Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia đang được kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phản ánh tình hình mới, bối cảnh mới.

Quốc hội đã có buổi thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục – Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia và dự kiến sẽ biểu quyết thông qua dự án luật này vào ngày 13/11/2021 tới.

“Chúng tôi rất kỳ vọng luật này khi được ban hành với một danh mục 230 chỉ tiêu thống kế và đã bổ sung 58 chỉ tiêu mới, trong đó có các chỉ tiêu về kinh tế số, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, các chỉ tiêu thống kê phản ánh liên kết vùng và nhóm yếu thế. Danh mục này không chỉ rất quan trọng cho việc xây dựng chính sách và thực thi chính sách mà còn giúp nhiều cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định đầu tư hay lên kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh” ông Phạm Ngọc Thạch, Phó trưởng ban pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu. 

Điều mong muốn và cũng là khuyến nghị của ông Thạch là làm sao luật này được thông qua và được thực hiện với tinh thần giảm tối đa chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và cả các cơ quan. “Nếu sử dụng trí tuệ nhân tạo, sử dụng công nghệ nhiều hơn trong công tác thu thập dữ liệu, cung cấp dữ liệu sẽ giảm được nhiều chi phí, chi phí vật chất và chi phí thời gian”, ông Thạch nói.

Ông Nguyễn Đình Khuyến, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Phương pháp chế độ và quản lý chất lượng thống kê, Tổng cục Thống kê cho biết danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm 230 chỉ tiêu sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước (những chỉ tiêu có phạm vi, mức độ ở tầm quốc gia), bảo đảm tính khả thi và bảo đảm so sánh quốc tế.

Hội thảo về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục – Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 9/11/2021

Hội thảo về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục – Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 9/11/2021

Danh mục này cập nhật, phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiêu đường lối đổi mới trong thời gian gần đây. Trong đó có  52 chỉ tiêu thống kê phản ánh, giám sát, đánh giá thực hiện nội dung về phát triển bền vững;

12 chỉ tiêu thống kê phản ánh, giám sát, đánh giá thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics;

Có 26 chỉ tiêu thống kê phản ánh, giám sát, đánh giá về giới và bình đẳng giới.22 chỉ tiêu thống kê phản ánh, giám sát, đánh giá việc thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tập trung vào các nhóm chuyển đổi số, kinh tế số, đơn cử như tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước, số thương nhân có giao dịch điện tử...

Nhấn mạnh tới việc đưa vào danh mục 22 chỉ tiêu liên quan đến kinh tế số và cuộc cách mạng công nghệ 4.0, ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin truyền thông nhấn mạnh: Kinh tế số mở ra không gian tăng trưởng mới, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế, là động lực cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, góp phần giải các bài toán kinh tế – xã hội.

Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2025 kinh tế số đóng góp 25% GDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Đến năm 2030 kinh tế số chiếm 30% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; Đến năm 2045 trở thành quốc gia số.

Nhưng trong chỉ tiêu thống kê hiện nay, trong mã ngành hiện nay không có kinh tế số, nên nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này buộc phải chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh gần gần đấy, ông Đường nêu thực tế.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, việc thông qua dự án Luật này tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho việc thu thập, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời tình hình kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021-2030 phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đặc biệt là những thông tin thống kê phản ánh năng suất, hiệu quả, tăng trưởng, phản án các nhóm yếu thế…

“Chỉ số được xã hội rất quan tâm là chỉ số GDP, GDP điều chỉnh lại, GRDP của các địa phương được xã hội, các cấp chính quyền quan tâm, thể hiện thành quả của các địa phương trong quá trình phát triển. “ Các chỉ tiêu này đã được tiếp thu và đưa vào dự án Luật lần này”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Trần Quốc Phương cho biết.

Trong danh mục mới cũng đã bỏ loại bỏ 14 chỉ tiêu ở danh mục cũ. Đó là quy luật của sự phát triển, Thứ trưởng Phương giải thích.  Ví dụ trước đây một số chỉ tiêu như chỉ số tỷ lệ dân số xem được ti vi, chỉ tiêu dân số được đài tiếng nói Việt Nam… đây là những chỉ tiêu quan trọng, qua đó phần nào phản ánh mức độ tiếp nhận chủ trương của đảng và nhà nước tới người dân. Nhưng sau này theo thời gian, chỉ tiêu này không còn quan trọng nữa nên  năm 2007 đã loại bỏ 2 chỉ tiêu này..

Để Luật Thống kê sửa đổi, bổ sung đi vào cuộc sống, trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền Luật. Bộ cũng sẽ chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Chính phủ ban hành, như: Nghị định của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn tổng sản phẩm trong nước, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hoặc Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia... Căn cứ danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia, các bộ, ngành xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê của bộ, ngành để thu thập chỉ tiêu thống kê quốc gia phân công bộ, ngành thu thập, tổng hợp.

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng trong ngành dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ quá trình sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu chính của GMP là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và kiểm tra trong một môi trường kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn, hiệu quả và chất lượng.