Dữ liệu cũ
Thứ tư, 09/03/2016, 07:14 AM

Sợ quất cảnh phun thuốc bảo quản, nhiều người săn lùng quất Nhật giá đắt

(NTD) - Sau tết, nhiều người bắt đầu mua quất ngâm uống giải nhiệt. Nguồn cung cấp quất trong nước rất nhiều nhưng người tiêu dùng e ngại không dám mua vì sợ quất phun chất bảo quản độc hại. Trong khi đó, quất nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc có giá rất cao, gấp hơn 10 lần quất ta nhưng giới nhà giàu vẫn lùng mua bằng được.

Có nên tận dụng quả quất cảnh sau Tết?

Thấy anh Quý (Thượng Thanh, Hà Nội) lễ mễ bê cây quất cảnh quả vẫn chi chít vàng mọng vứt ra xe rác, bà hàng xóm bán trứng vịt lộn, trứng gà ngải cứu níu tay lại xin hái quả để vắt vào gia vị cho khách ăn.

Anh Quý bảo mấy năm trước, sau Tết nhà anh cũng hái quả bỏ tủ lạnh ăn dần, nhưng quất cảnh giờ tươi lâu quá, nghĩ chắc nhà vườn phun hoá chất, thuốc trừ sâu đậm đặc để giữ màu nên anh Sơn không dùng nữa. “Tôi có giải thích nghi ngờ này nhưng chị ấy vẫn lờ đi, có lẽ là vì tiết kiệm được một khoản kha khá khi phải mua chanh cho khách dùng”, anh Quý nói.

Anh Hà Trung Kiên (Long Biên Hà Nội) kể, hồi trước vợ anh hay hái quất cảnh bỏ hũ ngâm rượu, uống rất thơm ngon. Gần đây thấy quất cảnh tươi đẹp lâu nên anh bỏ thói quen đó. Cây đẹp thì mang ra sân đặt, khi tàn thì vứt. Năm ngoái, tới tháng Ba cây quất vẫn đẹp, quả xanh vẫn tươi mơn mởn. “Thảo nào hôm Tết chở cây quất bằng xích lô từ chợ về, qua đường làng xóc nẩy mạnh mà chẳng rụng quả nào”, anh Kiên nhận xét.

quat canh

Quất cảnh nhìn đẹp mắt, sau Tết vẫn còn tươi nhưng người tiêu dùng không dám dùng làm thực phẩm vì sợ độc

Chị Minh Hương (Văn Giang, Hải Dương) đi thu mua quất cảnh sau Tết cho biết, trước kia khoảng mùng 8 tháng Giêng âm lịch là chị đã đi thu mua quất cảnh về trồng lại. Nhưng giờ qua Rằm rồi mà nhiều nhà vẫn giữ để trưng vì cây vẫn tươi, quả vẫn đẹp. Mỗi ngày, chị Hương vừa mua, vừa xin cũng được dăm bảy chục cây, hái cả quả xanh, quả chín cho vào bao tải bán rẻ cho hàng ăn ở Hà Nội.

Chị Hương cho biết, để có quất cảnh bán vụ Tết, nông dân phải tìm mọi cách hạn chế rụng quả. Họ phải phun thuốc kích thích để hãm hoặc thúc cho quất cảnh không rụng, không thối rễ, khoe sắc đúng Tết. Hoá chất thường độc hại nhưng làm quả quất cảnh to mọng, tươi lâu. “Thuốc hãm hoặc kích thích quất mua rất dễ ở các chợ và giá rất rẻ”, chị Hương tiết lộ.

 TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) khuyên người tiêu dùng không nên sử dụng quất cảnh làm thực phẩm. Bởi lâu nay người ta chú ý nhu cầu quất làm cảnh, không giải quyết làm thực phẩm nên người trồng có thể cho những hoá chất để giữ tươi lâu, đẹp lâu.

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, người ta hiện ít quan tâm đến các hoá chất giữ cho cây cảnh, hoa được bền lâu vì nó không phải là thực phẩm. Các loại hoa như hoa ly cũng được cho hoá chất để có đủ màu, tươi lâu, đẹp bền. Người dân mua về trưng đẹp rồi vứt đi. Vì thế, không nên sử dụng các loại cây cảnh làm thực phẩm. Nếu muốn ăn quất thay chanh, nên mua từ khi cây đang được trồng tỉa. 

Mua quất Nhật, Hàn để yên tâm

Trao đổi với PV, anh Phạm Văn Minh, chủ một cửa hàng chuyên bán hoa quả ngoại tại Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, thời điểm hiện tại đang vào mùa đặt hàng loại quất ngoại về làm siro giải nhiệt mùa hè. Theo đó, cửa hàng của anh mỗi ngày nhận được khoảng vài chục đơn hàng đặt hàng quất Nhật Bản với số lượng quất lên đến hàng tạ.

Tuy nhiên, khi hỏi về chất lượng của loại quất có xuất xứ từ Nhật Bản cũng như loại quất Hàn Quốc có khác gì so với quất Việt, Thái, anh Minh phải thừa nhận rằng, chúng chỉ khác mỗi nhau về giá cả. Loại quất nội giá chỉ tầm 30.000 đồng/kg, quất Thái thì đắt hơn xíu, còn quất của Nhật, Hàn luôn có giá từ 400.000-500.000 đồng/kg tuỳ loại.

quat nhat
Dân giàu lùng mua loạt quất Nhật Bản, Hàn Quốc về làm siro uống giải nhiệt mùa hè

"Hình dáng thì không khác gì nhau, trái đều thon dài, vỏ có vị ngọt, còn ruột (múi) có vị chua, mùi thơm cũng như nhau", anh Minh tiết lộ.

Song, theo anh Minh, dân Việt có tâm lý sính ngoại, đặc biệt là giới nhà giàu. Lúc nào họ cũng ưu tiên chọn hàng ngoại mặc dù giá của chúng cao gấp cả 10-20 lần giá trái cây nội.

Chị Hà, nhân viên văn phòng tâm sự, khoảng 5 năm trở lại đây, chị luôn bị ám ảnh nặng về chuyện hoa quả bị ủ ướp đủ các loại hoá chất, nhất là các loại hoa quả của Trung Quốc. Cứ thấy loại hoa quả nào mà giá rẻ rẻ thì chị suy nghĩ ngay ra chuyện người trồng chắc phun lắm thuốc, cây đậu nhiều quả nên giá bán mới rẻ thế. Cũng chính từ lý do đó mà chị thường xuyên chọn mua các loại hoa quả nhập ngoại.

Theo anh Minh, giới nhà giàu vẫn thường nghĩ, hàng đắt thì tính an toàn cao hơn, chất lượng quả ngon hơn, ít dùng thuốc bảo quản độc hại hơn. Nhưng điều này cũng chỉ đúng một phần, bởi phần lớn hàng được gắn "mác ngoại", do phí vận chuyển cao nên về Việt Nam mọi người chấp nhận phải mua với giá đắt đỏ như vậy.

Hay như thời điểm này, quất tại của Việt Nam khá rẻ nhưng khác vẫn lùng mua quất có xuất xứ từ Nhật, Hàn với giá gần nửa triệu đồng/kg để về làm đồ uống giải nhiệt mùa hè dù chất lượng của chúng không chênh nhau là mấy, anh Minh cho hay.

Thông tin chi tiết về người tiêu dùng, độc giả có thể tham khảo tại đây

PV

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.