Thứ năm, 02/05/2024, 14:27 PM

Mặt trái của việc phát triển ồ ạt điện mặt trời mái nhà

(CL&CS) - Việc phát triển điện mặt trời mái nhà đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng các chuyên gia cho rằng, nếu ồ ạt phát triển ở quy mô lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến cân bằng cung – cầu của hệ thống điện.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), tính đến thời điểm hiện tại, công suất đặt của điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) là ~7660 MWAC, chiếm hơn ~9% tổng công suất đặt, sản lượng ĐMTMN chiếm gần ~4% sản lượng điện hệ thống điện quốc gia.

Việc phát triển ĐMTMN đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Từ góc độ những nhà đầu tư, ưu điểm của ĐMTMN là chỉ đầu tư một lần mà sẽ giảm được chi phí mua điện hàng tháng từ công ty điện lực, bên cạnh đó là việc đóng góp được vào mục tiêu phát triển xanh, góp phần bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, theo Cục Điều tiết điện lực, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện, do hệ thống điện quốc gia là hệ thống kết nối toàn quốc, được chỉ huy, điều độ, vận hành thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

Về nguồn ĐMTMN, nguồn điện này có tính phân tán ở quy mô nhỏ và rất nhỏ. Điều này có lợi vì nguồn điện sẽ ở sát với phụ tải. Lý tưởng nhất là nguồn điện này được sử dụng ngay tại phụ tải và không truyền ra hệ thống.

Từ góc độ của cơ quan điều độ hệ thống điện và chủ đầu tư của các nhà máy điện truyền thống (thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí) thì sự phát triển của ĐMTMN lại mang đến nỗi lo lớn về chi phí chung của hệ thống. Chi phí này đến từ nhu cầu sẵn sàng của các nguồn điện truyền thống để đáp ứng tính bất định của các nguồn ĐMTMN.

Tuy vậy, với đặc điểm bất định của nguồn ĐMTMN, nếu không có hệ thống lưu trữ phù hợp, bản thân ĐMTMN không đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu sử dụng của hộ gia đình thông thường. Chưa kể khả năng thu thập dữ liệu, điều khiển phục vụ công tác vận hành hệ thống điện rất khó khăn.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, ĐMTMN chỉ nên phát triển ở mức sẵn sàng tiêu thụ tại phụ tải. Nếu ồ ạt phát triển ở quy mô lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến cân bằng cung – cầu của hệ thống điện, gây ra những phí tổn không cần thiết.

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Đường vành đai 1.500 tỷ đồng chính thức 'cán đích' sau 6 năm ròng rã 'vượt khó'

Đường vành đai 1.500 tỷ đồng chính thức 'cán đích' sau 6 năm ròng rã 'vượt khó'

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:05

Tuyến đường Vành đai phía Tây Đà Nẵng dài gần 20km vượt qua nhiều khó khăn, vướng mắc trong 6 năm nay đến ngày thông xe chính thức.

Thủ tướng chỉ đạo 'gỡ khó' cao tốc 44.700 tỷ kết nối siêu cảng 'án ngữ' cửa ngõ ĐBSCL

Thủ tướng chỉ đạo 'gỡ khó' cao tốc 44.700 tỷ kết nối siêu cảng 'án ngữ' cửa ngõ ĐBSCL

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 20:04

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã có chỉ đạo "gỡ khó", tìm nguồn cát cho dự án cao tốc 44.700 tỷ nối siêu cảng 50.000 tỷ "án ngữ" tại cửa ngỡ Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Không phải Nhật Bản, đây chính là diện mạo của depot Long Bình - 'khối óc' của tuyến Metro số 1 TP. HCM

Không phải Nhật Bản, đây chính là diện mạo của depot Long Bình - 'khối óc' của tuyến Metro số 1 TP. HCM

sự kiện🞄Thứ hai, 13/05/2024, 19:49

Những hình ảnh của Depot Long Bình cho thấy sự thay đổi của hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông công cộng của TP. HCM khi tuyến Metro số 1 được đưa vào vận hành.