Thứ năm, 02/05/2024, 14:29 PM

TCVN 5603:2023 góp phần tăng uy tín doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người dùng

(CL&CS) - So với phiên bản cũ năm 2008, TCVN 5603:2023 đã có những thay đổi nhất định nhằm góp phần nâng cao chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4

Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm là yêu cầu cấp thiết. (Ảnh minh họa)

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể hoạt động và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, đó cũng là nguồn gây bệnh tiềm ẩn khi thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Do đó, việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay.

Gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 586/QĐ-BKHCN về công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2023 “Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm”.

Theo đó, tiêu chuẩn HACCP do Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) ban hành đã được biên soạn thành tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, với số hiệu TCVN 5603. TCVN 5603:2023 là phiên bản thứ tư, được biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn CODEX là CXC 1 (2020) và thay thế TCVN 5603:2008.

So với phiên bản năm 2008, TCVN 5603:2023 có nhiều thay đổi nhất định. Trước tiên, về mặt cấu trúc tiêu chuẩn, TCVN 5603:2023 được bố cục lại gồm hai chương: Chương 1 - Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Chương 2 - Hệ thống phân tích mối nguy, điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), với các nội dung hướng dẫn chi tiết. 

Thứ hai, về nội dung, TCVN 5603:2023 đã được bổ sung một số nội dung như quy định về cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc áp dụng HACCP, quy định về cải tiến liên tục, khiến tiêu chuẩn này tiến gần hơn với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý của ISO.

TCVN 5603:2023 cũng yêu cầu cơ sở sản xuất phải áp dụng tiêu chuẩn thực chất hơn, trở thành “văn hóa an toàn thực phẩm”, thể hiện trong việc nâng cao ý thức vệ sinh thực phẩm cho toàn thể nhân viên, cải tiến chương trình đào tạo cán bộ, nhân viên về vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Song song các mối nguy vật lý, hóa học và sinh học, TCVN 5603:2023 còn bổ sung quy định bắt buộc kiểm soát chất gây dị ứng. TCVN 5603:2023 cũng bổ sung yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm và nhấn mạnh hướng dẫn người tiêu dùng về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh thực phẩm phù hợp như rửa tay đúng cách, bảo quản và nấu nướng đúng cách, tránh ô nhiễm chéo.

Sự ra đời của TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng, sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời góp phần tích cực tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Yêu cầu kỹ thuật đối với vữa xây dựng theo TCVN 4314:2022

Yêu cầu kỹ thuật đối với vữa xây dựng theo TCVN 4314:2022

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:05

(CL&CS) - Trong ngành xây dựng hiện nay, vữa xi măng là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất, có mặt hầu hết trong các công trình từ dân dụng cho đến công nghiệp. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng thì vữa xây dựng cần tuân theo TCVN 4314:2022.

Tiêu chuẩn - công cụ đảm bảo duy trì các chuẩn mực trong thương mại

Tiêu chuẩn - công cụ đảm bảo duy trì các chuẩn mực trong thương mại

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:04

(CL&CS) - Tiêu chuẩn là công cụ và phương tiện quan trọng để đảm bảo duy trì các chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại trong nước và quốc tế.

Dự thảo tiêu chuẩn Ai Cập về hiệu suất năng lượng của thang máy, thang cuốn và lối đi di chuyển

Dự thảo tiêu chuẩn Ai Cập về hiệu suất năng lượng của thang máy, thang cuốn và lối đi di chuyển

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:04

(CL&CS) - Ai Cập vừa thông báo dự thảo tiêu chuẩn về “Hiệu suất năng lượng của thang máy, thang cuốn và lối đi di chuyển – Phần 1: Đo lường và xác minh năng lượng”.