Sở hữu nhiều tài sản hiếm, tài sản ngầm nhưng kết quả kinh doanh của SAM Holdings vẫn kém khả quan

(CL&CS) - Tại ĐHĐCĐ SAM Holdings, Chủ tịch Hoàng Lê Sơn cho biết, công ty sở hữu nhiều tài sản hiếm, tài sản ngầm và có tiềm năng mang lại nguồn lợi nhuận trong tương lai. Tuy nhiên, các dự án mà ông Sơn nhắc tới đều là những dự án lớn nhưng lại chậm triển khai khiến công ty không tạo ra được dòng tiền, bức tranh tài chính 6 tháng đầu năm không mấy khả quan.

Ghi nhận tại BCTC bán niên sau soát xét năm 2022 cho thấy, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 402 tỷ đồng, trong đó, lỗ 5.9 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư, hàng tồn kho âm 91.6 tỷ đồng, các khoản phải thu cũng ghi nhận âm 1.633 tỷ đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng ghi nhận âm 214.4 tỷ đồng. Mục cứu lỗ cho công ty ở hoạt động đầu tư tài chính với lưu chuyển tiền thuần đạt dương 216.2 tỷ đồng.

Hàng loạt dự án lớn chậm triển khai

Ông Hoàng Lê Sơn, Chủ tịch HĐQT SAM Holdings chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 rằng, công ty đang sở hữu nhiều tài sản quý, hiếm và có nhiều tiềm năng mang lại nguồn lợi nhuận lớn trong tương lai.

Tuy nhiên, ghi nhận thực tế cho thấy, doanh nghiệp này lại có nhiều dự án lớn bị chậm triển khai khiến kết quả kinh doanh sa sút, thoát lỗ nhờ hoạt động tài chính.

Đơn cử, tại dự án Samland Riverside đã bị trì hoãn 3 năm do thủ tục hành chính. Phía SAM Holdings cho biết, công ty đang tìm giải pháp tháo gỡ, năm 2022 về cơ bản khả năng sẽ hoàn thành và có thể triển khai. Mặt khác, do sự đình trệ vì vấn đề pháp lý nên công ty được hưởng lợi từ việc giá đất tăng, bán được sản phẩm với giá cao hơn mức công bố 20 triệu đồng/m2, giá bán dự kiến đã tăng lên 60 - 70 triệu đồng/m2.

Dự án Samland Riverside đã bị trì hoãn 3 năm do thủ tục hành chính

Tương tự, với dự án 55 ha tại Nhơn Trạch (Đồng Nai), theo kế hoạch, triển khai từ năm 2018 đến tháng 6/2025. Trong năm 2021, Công ty thông qua kế hoạch giải phóng 100% mặt bằng, hoàn tất các thủ tục pháp lý tại dự án này, nhưng kết thúc năm vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng.

Thực tế, sau 6 tháng đầu năm 2022, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn của SAM Holdings tăng 79,34 tỷ đồng so với đầu năm, lên 701,42 tỷ đồng, chiếm 7,8% tổng tài sản.

Tính tới ngày 30/6/2022, Dự án Samland Riverside vẫn đang chờ được cấp giấy phép xây dựng để tiến hành thi công; Dự án 55 ha tại Nhơn Trạch vẫn đang trong giai đoạn thực hiện chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng; Dự án Khu công nghiệp Tam Thăng 2, diện tích 103 ha, với giá trị đầu tư đạt 120,04 tỷ đồng (tổng vốn đầu tư của dự án là 433,28 tỷ đồng). Dự án đã hoàn thành một phần, đang chờ cho thuê và tiếp tục triển khai phần còn lại.

Chi phí xây dựng dở dang tính tới thời điểm ngày 30/6

Bên cạnh đó, còn có các dự án như: Dự án Khu công nghiệp An Việt - Quế Võ có tổng diện tích 78,68 ha, quy mô vốn đầu tư là 387,7 tỷ đồng. Tới 30/6/2022, Công ty ghi nhận đầu tư 331,2 tỷ đồng, không thay đổi so với đầu năm. Trong đó, chủ yếu là các chi phí liên quan đến san lấp, giải phóng mặt bằng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật.

Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Tuyền Lâm (Lâm Đồng) với quy mô 194,92 ha. Tính tới 30/6/2022, tổng giá trị tài sản dở dang của Dự án là 231,9 tỷ đồng, tăng 26,3 tỷ đồng so với đầu năm. Công ty đang triển khai đầu tư các hạng mục giai đoạn II về phê duyệt chính quy hoạch chi tiết Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại phân khu số 7 và số 8, Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm.

Năm 2009, Công ty SAM Tuyền Lâm được thành lập, hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng. Công ty sở hữu tổng diện tích 300 ha tại Khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm, đã xây dựng và đưa vào hoạt động một sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn quốc tế, khu nghỉ dưỡng Swiss-Belresort Tuyền Lâm 4 sao và 8 villa nằm ven hồ thuộc SAM Tuyền Lâm Resort.

Thoát lỗ nhờ hoạt động tài chính

Như vậy, có thể thấy, SAM Holdings sở hữu nhiều tài sản “hiếm”, nhưng chưa được đưa vào khai thác, không tạo được dòng tiền. Đặc biệt, nếu việc triển khai Dự án Samland Riverside chậm tiến độ sẽ làm chôn vốn đầu tư, sản phẩm có nguy cơ lỗi thời.

Ngoài ra, việc chậm đền bù giải phóng mặt bằng dự án 55 ha tại Nhơn Trạch có thể kéo theo chi phí đền bù tăng cao, giảm hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty và khó cạnh tranh với các chủ đầu tư lớn, đã xây dựng thương hiệu, uy tín về tiến độ và chất lượng công trình.

Quay trở lại tình hình tài chính của SAM Holdings, trong nhiều năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp - chi phí tài chính - chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) liên tục lỗ, Công ty chỉ thoát lỗ nhờ vào hoạt động tài chính.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động kinh doanh cốt lõi cũng không có dấu hiệu khởi sắc khi ghi nhận âm 134,01 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 30,02 tỷ đồng (tăng lỗ thêm 103,99 tỷ đồng).

Công ty thoát lỗ nhờ ghi nhận 198 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng 148% so với cùng kỳ (tăng thêm 118,29 tỷ đồng). Trong đó, chủ yếu ghi nhận lãi từ hoạt động hợp tác đầu tư 169,89 tỷ đồng, tăng 242,7% so với cùng kỳ.

Doanh thu từ hoạt động tài chính

Luỹ kế từ năm 2018 tới 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận cốt lõi ghi nhận lỗ 293,31 tỷ đồng và doanh thu tài chính ghi nhận lãi 1.057,13 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tính tới 30/6/2022, SAM Holdings đang đầu tư 316,2 tỷ đồng vào chứng khoán (tăng 37,7 tỷ đồng so với đầu năm), đã trích lập 82,04 tỷ đồng, chiếm 25,9% tổng danh mục. Trong đó, nắm giữ các cổ phiếu lớn như cổ phiếu HPG (89,35 tỷ đồng), cổ phiếu DNP (56,42 tỷ đồng), cổ phiếu SJS (54,8 tỷ đồng), cổ phiếu SSI (41,1 tỷ đồng), cổ phiếu TCB (24,7 tỷ đồng)…

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.