Dữ liệu cũ
Thứ tư, 16/03/2016, 14:00 PM

Sính ngoại, người tiêu dùng mua quất Nhật giải nhiệt mùa hè

(NTD) - Với tâm lý sính ngoại và sợ hàng nội không an toàn, giới nhà giàu Việt quyết lùng mua quất Nhật để ăn nhằm đảm bảo vệ sinh.

 Mặc dù thời tiết Hà Nội vẫn chưa đến mùa hè, nhưng một số người tiêu dùng tại Hà Nội đã bắt đầu lùng mua các sản phẩm quất ngoại để làm siro giải nhiệt mùa hè, mặc dù giá của loại quất Nhật này đắt hơn quất Việt khoảng 10 lần song nó có tác dụng tốt trong việc giải nhiệt.

2_163818

Quất Nhật có giá đắt 10 lần quất Việt song vẫn được người tiêu dùng săn lùng

 Chị Nguyễn Thu Trang ở Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) đã quyết định mua vài ký quất về vắt lấy nước đun cùng đường phèn để làm siro uống giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, từ khi biết làm món siro quất, chị chưa bao giờ chọn mua hàng giá rẻ (loại quất của Việt hay Thái vẫn được bán ngoài chợ) mà luôn phải chọn mua các loại quất là hàng xách tay từ Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Chị Trang cho hay: "Quan điểm của tôi là hàng đắt tiền đồng nghĩa với chất lượng tốt và được đảm bảo. Thế nên, cứ loại quất nào có giá đắt thì tôi mua. Quất Việt có giá khá rẻ, nhưng chính điều đó lại khiến tôi e sợ chúng có nhiều chất bảo quản độc hại. Do đó, tôi cứ phải chọn mua quất Nhật cho yên tâm".

Nhiều năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt liên tục bị ám ảnh bởi chuyện hoa quả bị ủ ướp đủ các loại hoá chất, nhất là các loại hoa quả của Trung Quốc. Cứ thấy loại hoa quả nào mà giá rẻ rẻ thì chị suy nghĩ ngay ra chuyện người trồng chắc phun lắm thuốc, cây đậu nhiều quả nên giá bán mới rẻ thế. Cũng chính từ lý do đó mà chị thường xuyên chọn mua các loại hoa quả nhập ngoại.

Trao đổi với phóng viên, chủ một cửa hàng trái cây ngoại trên phố Cầu Giấy cho hay, thực chất vị của quất Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng không khác gì nhiều với quất Việt, quất Thái, chỉ khác nhau về giá cả, đơn củ như quất Việt có giá 30.000 đồng/kg, quất Thái đắt hơn xíu thì quất Nhật có giá 400.000 - 500.000 đồng/kg. Hình dáng thì không khác gì nhau, trái đều thon dài, vỏ có vị ngọt, còn ruột (múi) có vị chua, mùi thơm cũng như nhau. Tuy nhiên, do tâm lý sính ngoại cũng như lo sợ hàng Việt không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều người tiêu dùng quyết bỏ tiền triệu để mua quất Nhật về sử dụng.

Không chỉ quất, vào mùa bơ Việt chính vụ, hàng được đảm bảo ngon sạch, không dùng thuốc thang gì thì loại ngon giá cũng chỉ có 40.000-60.000 đồng/kg, thời điểm đầu vụ và cuối vụ giá lên đến 80.000-100.000 đồng/kg. Nhưng tại cửa hàng, khách vẫn không mua bơ nội, cứ chọn bơ Mỹ với giá gần 400.000 đồng/kg.

 Với tâm lý lo sợ hàng Việt, người tiêu dùng đang dần chuyển sang sử dụng hàng ngoại với mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn, mặc dù  so về chất lượng thì không chênh nhau nhiều saong về giá cả có thể lệch nhau gấp 7 - 10 lần.

Mọi thông tin liên quan đến Tiêu dùng, bạn đọc có thể theo dõi thêm tại đây

Huyền Thương

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.