Thứ ba, 30/04/2024, 23:57 PM

Tỉnh sắp lên thành phố 'xóa sổ' tên gọi hiện tại, diện tích vượt 5 thành phố trực thuộc Trung ương

Để chuẩn bị cho quá trình lên thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh này đang tách gộp các đơn vị hành chính và phát triển các vùng đô thị trọng điểm.

Đầu năm 2024, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Theo đó, thành phố Huế khi đã là thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên 4.947,1km2, quy mô dân số là 1.380.000 người. Với diện tích này, thành phố Huế tương lai sẽ rộng hơn cả 5 thành phố trực thuộc Trung ương hiện tại.

Về tên gọi, tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương cũng có tên gọi mới là "thành phố Huế". Cái tên Thừa Thiên Huế sẽ chỉ còn là kỷ niệm đối với người dân.

1-9860

Thành phố Huế thơ mộng hai bên dòng sông Hương. Ảnh minh họa.

Theo quy hoạch, đô thị Huế đến 2025 là đô thị loại I, thành phố trực thuộc trung ương có yếu tố đặc thù. Thành phố Huế sẽ là đô thị phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cố đô, bản sắc văn hóa Huế, đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. 

Đơn vị hành chính đô thị Thừa Thiên Huế sẽ có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Cụ thể từ nay đến năm 2025, Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 quận (trong đó thành phố Huế hiện hữu chia thành quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương), 3 thị xã (thị xã Hương Thủy hiện hữu, thị xã Hương Trà hiện hữu và thị xã Phong Điền thành lập mới) và 4 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới và dự kiến sáp nhập huyện Phú Lộc với huyện Nam Đông).

Từ sau năm 2025 đến năm 2030, các đơn vị hành chính cấp huyện gồm 3 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy), 2 thị xã (Hương Trà, Phong Điền) và các huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới, huyện Phú Lộc - Nam Đông).

Từ sau năm 2030 đến năm 2065, Thừa Thiên Huế sẽ ổn định và nâng cao chất lượng đô thị với mô hình khu vực đô thị trung tâm với 4 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy, quận Hương Trà); 1 thành phố Chân Mây và các thị xã và các huyện.

Ngọc Trà

Bình luận

Nổi bật

47,22ha đất trồng lúa vùng cửa ngõ Đông Nam Bộ bị 'xóa sổ', 'nhường chỗ' cho khu tái định cư

47,22ha đất trồng lúa vùng cửa ngõ Đông Nam Bộ bị 'xóa sổ', 'nhường chỗ' cho khu tái định cư

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 16:10

Tỉnh nằm ở vùng cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sắp chuyển đổi hơn 47ha đất trồng lúa thành khu tái định cư.

Luật Đất đai có hiệu lực, hàng loạt quy định mới về sổ đỏ được ‘tung’ ra thị trường, người dân có cần đổi sổ không?

Luật Đất đai có hiệu lực, hàng loạt quy định mới về sổ đỏ được ‘tung’ ra thị trường, người dân có cần đổi sổ không?

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 16:10

So với mẫu sổ đỏ, sổ hồng hiện nay thì mẫu mới do Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới về hình thức, nội dung.

Sân bay ở cuối bản đồ Việt Nam gặp khó, cần hàng triệu mét khối cát đắp nền

Sân bay ở cuối bản đồ Việt Nam gặp khó, cần hàng triệu mét khối cát đắp nền

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 16:09

Đến năm 2050, sân bay này sẽ đáp ứng công suất 3 triệu hành khách/năm và tối thiểu 3.000 tấn hàng hóa/năm.