Thứ hai, 30/10/2023, 10:39 AM

Siêu dự án đường sắt Hà Nội - Trung Quốc 11 tỷ USD sẽ khởi công trước 2030

Theo quy hoạch, tuyến đường sắt khi hình thành sẽ kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện, phía Bắc kết nối với đường sắt Trung Quốc tại Lào Cai.

img5814-2-16499256028182003757162

Bộ Giao thông Vận tải vừa có quyết định giao Ban Quản lý dự án Đường sắt thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, với đường đôi, khổ ray 1.435mm, điện khí hoá, khởi công trước năm 2030.

Theo đó, Bộ giao Ban Quản lý dự án Đường sắt là chủ đầu tư bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai và kết nối với Trung Quốc. Chủ đầu tư được quyền lựa chọn tư vấn lập báo cáo theo quy định hiện hành, thời gian thực hiện từ nay tới năm 2025.

Mục tiêu của dự án nhằm bảo đảm kết nối liên thông với mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế qua Trung Quốc; đảm bảo trung chuyển thuận tiện với các phương thức vận tải khác. Tuyến đường sắt có vai trò là một trong các trục giao thông chính trên hành lang kinh tế Đông - Tây của khu vực phía Bắc, đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án Đường sắt chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo quy định.

Được biết, theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dài khoảng 380 km, đường đôi, khổ ray 1.435mm, điện khí hóa. Lộ trình đầu tư dự án đến năm 2030 và sau năm 2030.

Tuyến đường sắt khi hình thành sẽ kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện, phía Bắc kết nối với đường sắt Trung Quốc tại Lào Cai, đảm bảo tàu có thể chạy thẳng vào hệ thống đường sắt Côn Minh - Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc). Định hướng giai đoạn tiếp theo sẽ kết nối từ Hải Phòng tới ga Cái Lân (Quảng Ninh).

Bộ Giao thông Vận tải cho biết tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã cơ bản hoàn thành quy hoạch chi tiết. Dự kiến, tuyến đường sắt này sẽ khai thác vận tải hành khách và hàng hóa, tổng mức đầu tư khoảng 10 - 11 tỷ USD.

Trước đó, năm 2018, với sự hỗ trợ vốn ODA của Trung Quốc, Công ty Hữu hạn Tập đoàn Viện Khảo sát thiết kế số 5 Đường sắt Trung Quốc đã thực hiện lập quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối với Trung Quốc.

Theo nghiên cứu trên, tổng chiều dài toàn tuyến phía Việt Nam khoảng hơn 390 km (chỉ đi chung tuyến hiện có khoảng 12 km, còn lại làm mới), đường sắt đơn khổ ray 1.435 mm, kết hợp tàu khách và hàng, tốc độ chạy tàu 160 km/h, với 15 đôi tàu/ngày. Tổng mức đầu tư (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) ước khoảng 100.000 tỷ đồng.

Quốc Chiến

Bình luận

Nổi bật

Cầu vượt tại một tỉnh nhưng mang tên một tỉnh khác: 480.000 người 'kết án' một xa lộ 'tử thần', xác lập nhiều kỷ lục cho cây cầu hiện đại nhất Việt Nam

Cầu vượt tại một tỉnh nhưng mang tên một tỉnh khác: 480.000 người 'kết án' một xa lộ 'tử thần', xác lập nhiều kỷ lục cho cây cầu hiện đại nhất Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 06/05/2024, 00:35

Cầu vượt hiện đại này nằm ở Đà Nẵng nhưng lại mang tên một tỉnh lân cận với hàm ẩn ý nghĩa sâu sắc.

'Thỏi nam châm' hút khách du lịch bậc nhất Việt Nam quy hoạch thêm 1 khu đô thị 94ha, mở rộng lòng hồ 'trái tim của thành phố'

'Thỏi nam châm' hút khách du lịch bậc nhất Việt Nam quy hoạch thêm 1 khu đô thị 94ha, mở rộng lòng hồ 'trái tim của thành phố'

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 23:55

Để thực hiện khu đô thị này, thành phố có kế hoạch khôi phục và mở rộng hồ Đa Thiện 1 và Đa Thiện 2 - trái tim của Thung lũng Tình yêu giữa lòng thành phố.

Trung du miền núi phía Bắc sẽ có 5 hành lang kinh tế, dồn lực xây dựng 2 tuyến đường sắt tốc độ cao

Trung du miền núi phía Bắc sẽ có 5 hành lang kinh tế, dồn lực xây dựng 2 tuyến đường sắt tốc độ cao

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 22:14

Quy hoạch Trung du miền núi phía Bắc sẽ có 5 hành lang kinh tế và được kết nối chặt chẽ với Thủ đô Hà Nội - ‘đầu tàu kinh tế’ của miền Bắc.