Siết tín dụng bất động sản, các ngân hàng vẫn thu lãi “khủng”!

(NTD) - Ngay từ đầu năm các ngân hàng gặp khó khăn khi dòng tiền cho vay đổ vào bất động sản bị siết chặt, bởi đây được xem là mảnh đất màu mỡ của ngành. Tuy nhiên, khi 13 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý 1 khả quan thì mọi dự đoán trước đó đều sai!

Siết chặt tín dụng vào bất động sản

Theo Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ năm 2017 các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 50% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, đến năm 2018 chỉ còn được sử dụng 40% vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, trong khi con số này từ năm 2016 trở về trước là 60%.

Thống đốc NHNN cũng ban hành chỉ thị 01 nêu rõ các tổ chức tín dụng khi mở rộng tín dụng của mình phải bảo đảm an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, Đặc biệt phải kiểm soát chặt chẽ những lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản, BT (xây dựng - chuyển giao), BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) giao thông. Chính sách tín dụng của ngành ngân hàng là nhằm hạn chế rủi ro trong lĩnh vực bất động sản, từ đó góp phần hạn chế tình trạng bong bóng xảy ra như những năm trước đây.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, trước quy định này các ngân hàng đã có những bước tính toán hợp lý, đưa ra những sản phẩm dịch vụ để huy động nguồn vốn trung và dài nhiều hơn, bù đắp vào khoảng trống cho vay từ lĩnh vực bất động sản.

26
Tổng lợi nhuận trước thuế trong quý 1/2017 của Techcombank đạt 1.324 tỷ đồng, gấp 2,2 lần kết quả cùng kỳ năm trước và sau thuế đạt 1.059 tỷ đồng.

Các ngân hàng vẫn báo lãi lớn

Theo dự đoán, thì ngay từ đầu năm các ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi tín dụng bất động sản bị siết, bởi đây được xem là mảnh đất màu mỡ của ngành. Cùng với đó, theo thông lệ đầu năm, quý 1 các ngân hàng sẽ không có kết quả kinh doanh tốt bằng các quý sau. Tình hình chung của một số năm trước là đầu năm lỗ cuối năm lãi. Tuy nhiên, khi 13 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý 1 lại cho thấy mọi dự đoán đều sai. Bất chấp khó khăn, các ngân hàng đua nhau báo thắng lớn đầu năm.

Theo báo cáo tài chính mà các ngân hàng công bố cho thấy có 6 ngân hàng báo lãi cả ngàn tỷ đồng ngay trong quý 1, gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, VPBank, Techcombank và MB. Trong khi đó các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn cũng đang cho thấy sự bứt phá so với cùng kỳ.

Tổng cộng 13 ngân hàng thương mại cổ phần trong 3 tháng đầu năm đã thu về 33.737 tỷ đồng thu nhập lãi thuần và hơn 13.084 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2017 vừa được Vietcombank công bố, nhà băng này ghi nhận lợi nhuận sau thuế 2.209 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. VietinBank cũng ghi nhận kết quả kinh doanh hợp nhất khá khả quan, khi đạt 2.544 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2016 và lãi sau thuế là 2.039 tỷ đồng. Kết thúc quý đầu năm, tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế của BIDV lần lượt đạt 2.277 tỷ đồng và 1.848 tỷ đồng, tăng trên 9% so với cùng kỳ.

Nếu như 3 ngân hàng quốc doanh có vốn Nhà nước vẫn là nhóm dẫn đầu với kết quả kinh doanh vượt trội, thì một số ngân hàng khác đã có sự bứt phá mạnh mẽ như VPBank, Techcombank và một số ngân hàng khó khăn đang phục hồi mạnh mẽ như Sacombank, Eximbank.

Theo đó, tính đến ngày 31/3, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank trong quý 1/2017 tăng hơn 85% so với cùng kỳ, đạt hơn 1.900 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 78,8% so với cùng kỳ, đạt hơn 1.520 tỷ đồng.

Về phía Techcombank, tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 1.324 tỷ đồng, gấp 2,2 lần kết quả cùng kỳ năm trước và sau thuế đạt 1.059 tỷ đồng.

Thời gian qua, 2 ngân hàng đã gặp không ít khó khăn nhưng cũng đã có kết quả kinh doanh ấn tượng đó là Sacombank và Eximbank. Kết thúc quý 1, Sacombank đạt được lợi nhuận trước thuế 309 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế là 210 tỷ đồng, tăng tới 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Có được kết quả ấn tượng này là nhờ ngân hàng đã tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, dự phòng. Trong khi đó, Eximbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng đột biến, gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ, đạt 170 tỷ đồng và sau khi trừ thuế còn 136 tỷ đồng.

Theo Vụ Dự báo Thống kê - NHNN, huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng tăng bình quân 4,57% trong quý 1/2017, trong đó chủ yếu là huy động VNĐ, ngoại tệ chỉ tăng nhẹ (dưới 1%). Dư nợ tín dụng toàn hệ thống dự kiến tăng khoảng 4,1%…

Mai Trinh

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.