SeABank đạt lợi nhuận trước thuế gần 1.729 tỷ đồng năm 2020

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - mã chứng khoán SSB) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2020 với những con số tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay.

Theo đó, kết thúc năm 2020, lợi nhuận trước thuế của SeABank đạt gần 1.729 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2019 và hoàn thành 115% kế hoạch đặt ra. Tổng tài sản đạt 180.207 tỷ đồng, tăng 14,5% so với đầu năm. Tổng dư nợ thị trường 1 đạt 108.869 tỷ đồng, tăng 10,5%; Tổng huy động vốn trên thị trường 1 đạt 113.276 tỷ đồng tăng 18%.

Doanh thu thuần ngoài lãi đạt 1.522 tỷ đồng; Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 47,5%. Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) lần lượt là 0,81% và 11,06%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,86%, thấp hơn nhiều mức 2,31% cuối năm 2019.

Doanh thu thuần ngoài lãi đạt 1.522 tỷ đồng; Tỷ lệ chi phí trên thu nhập ở mức 47,5%. Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân và hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân lần lượt là 0,81% và 11,06%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,86%, thấp hơn nhiều mức 2,31% cuối năm 2019.

seabank-1611065051966303006792-296-0-3802-6240-crop-16110650679829472793

Trong năm 2020, SeABank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 9.369 tỷ đồng lên gần 12.088 tỷ đồng, trở thành một trong 13 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Theo đại diện của SeABank, các con số trên đều đạt và vượt kế hoạch do đại hội đồng cổ đông giao đầu năm, riêng lợi nhuận là mức cao nhất từ trước tới nay.

Trong năm 2020, SeABank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 9.369 tỷ đồng lên gần 12.088 tỷ đồng, trở thành một trong 13 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam và được chấp thuận niêm yết hơn 1,2 tỷ cổ phiếu với mã chứng khoán SSB trên HOSE trong Quý I/2021.

SeABank còn là ngân hàng thứ 5 tại Việt Nam hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II trước thời hạn, được Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm B1 năm 2020. Đây là điểm tựa cho phép SeABank tiếp tục đi trước trên thị trường trong việc đáp ứng với những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, giúp SeABank quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh một cách chủ động, minh bạch, an toàn và bền vững.

Đại diện của SeABank cũng cho biết, năm 2020, tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, SeABank đã linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp phù hợp để hỗ trợ tối đa doanh nghiệp, người dân như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp theo đúng chủ trương của Ngân hàng nhà nước. SeABank cũng tiên phong triển khai các gói tín dụng nhiều nghìn tỷ đồng với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,5% đến 7,5% để các doanh nghiệp có thể tiếp cận dòng vốn vay dễ dàng hơn.

Vân Thư

Bình luận

Nổi bật

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08

(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57

(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.