Thứ ba, 28/12/2021, 08:53 AM

Sẽ sửa quy định về cho vay đối với tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt

(CL&CS)- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2021/TT-NHNN ngày 6/7/2021 của Thống đốc NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD) được kiểm soát đặc biệt.

Theo dự thảo thông tư mới, nguyên tắc cho vay đặc biệt, xử lý khoản cho vay đặc biệt được quy định cụ thể với số tiền cho vay đặc biệt, mục đích sử dụng khoản cho vay đặc biệt, tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt, lãi suất cho vay đặc biệt, thời hạn cho vay đặc biệt, việc trả nợ cho vay đặc biệt.

Theo đó, dự thảo thông tư quy định việc cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật số 17/2017/QH14. (Luật số 17/2017/QH14 là văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD).

Một số trường hợp, việc miễn, giảm tiền lãi cho vay đặc biệt, việc xử lý đối với khoản cho vay đặc biệt đã cho vay (bao gồm cả việc gia hạn khoản cho vay đặc biệt, lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn) thực hiện theo phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.

NHNN cho biết, lý do sửa đổi bổ sung là tại Điểm d khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định trường hợp cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với NHTM đã được mua bắt buộc trước ngày Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật số 17/2017/QH14.

Theo đó, khoản 1 Điều 5 Thông tư 08 quy định nguyên tắc áp dụng đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 thì thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật số 17/2017/QH14.

Tuy nhiên, để tránh việc có thể dẫn đến các cách hiểu khác nhau; đồng thời, tiếp tục giữ sự thống nhất giữa các quy định tại Thông tư, dự thảo Thông tư sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 5 và một số điều khoản liên quan khác tại Thông tư 08/2021/TT-NHNN.

Ngoài những sửa đổi trên, dự thảo thông tư cũng dự kiến thay thế một số cụm từ, thuật ngữ so với văn bản hiện hành để phù hợp với thực tiễn, ví như: cụm từ “Khi có nhu cầu vay đặc biệt theo quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 4 Thông tư này” bằng cụm từ “Khi có nhu cầu vay đặc biệt theo quy định tại điểm b, c, đ khoản 1 Điều 4 Thông tư này” tại khoản 1 Điều 17; hay cụm từ “Đối với khoản vay đặc biệt quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 4 Thông tư này” bằng cụm từ “Đối với khoản vay đặc biệt quy định tại điểm b, c, đ khoản 1 Điều 4 Thông tư này” tại khoản 1 Điều 19.

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.