Sau 1 năm Hiệp định CPTTP có hiệu lực: Dệt may Việt Nam vẫn loay hoay!?

(NTD) - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) có hiệu lực được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành dệt may Việt Nam. Thế nhưng, kết quả kinh doanh năm 2019 cho thấy mức độ lợi ích mà các doanh nghiệp được hưởng là không đồng đều. Thậm chí, ông lớn còn thua lỗ.

1

Ngành dệt may được đánh giá sẽ hưởng lợi lớn từ CPTTP.

Ông lớn cũng lỗ

Các chuyên gia kinh tế nhận định CPTTP có hiệu lực từ ngày 14/1/2019 sẽ mang tới nhiều thách thức cũng như cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, dệt may là ngành được hưởng lợi nhiều nhất.

Sau 1 năm CPTTP có hiệu lực, ngành dệt may đã có “đáp án” cho những kỳ vọng mà giới chuyên gia cũng như doanh nghiệp nhắc tới. Cuối năm 2019, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đã công bố số liệu phần nào “vẽ” lên được “bức tranh” của ngành.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may năm 2019 ước đạt 39 tỷ USD, tăng 7,55% so với năm 2018. Con số này thấp hơn mục tiêu 1 tỷ USD. Có thể thấy, CPTTP chưa thực sự mang lại những bước tiến vượt bậc cho ngành dệt may. Điều này được thể hiện qua kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể.

Là “anh cả” của ngành dệt may, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) lại đang cho thấy sự đi lùi khi doanh thu và lợi nhuận đều giảm. Giá vốn hàng bán có tốc độ giảm nhẹ hơn doanh thu, trong khi chi phí bán hàng và chi phí lãi vay đồng loạt tăng đáng kể. Năm 2019, Vinatex đạt 18.474 tỷ đồng doanh thu và 400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ, lần lượt giảm 3,5% và 8,7% so với năm trước.

Tổng CTCP May Việt Tiến là thương hiệu thời trang lâu đời hoạt động trong phân khúc thời trang công sở dành cho nam giới cũng không thoát khỏi đà suy giảm trong năm 2019. Năm qua, doanh thu và lợi nhuận đều giảm lần lượt 7% và 11% khi chỉ đạt 9.036 tỷ đồng doanh thu và 403 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) rơi vào hoàn cảnh tương tự Vinatex. Doanh thu năm 2019 đạt 3.664 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 216 tỷ đồng, giảm lần lượt 0,5% và 16,8% so với năm 2019.

Tổng công ty Dệt may Hà Nội (Hanosimex) bi đát hơn cả khi thua lỗ 10,4 tỷ đồng trong năm 2019 dù đạt doanh thu 2.414 tỷ đồng, giảm 5,2% so với năm 2018. Doanh thu thuần đi lùi và doanh thu hoạt động tài chính giảm 54 tỷ đồng (67%) nên dù cắt giảm tất cả các chi phí, Hanosimex vẫn không thể đạt lợi nhuận dương.

CTCP May Sông Hồng may mắn hơn khi đạt doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng khá tốt. Năm 2019, công ty đạt 4.425 tỷ đồng doanh thu và 452 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 12% và 22,2% so với năm trước.

2

Tuy nhiên, nhiều ông lớn ngành dệt may lại chứng kiến cảnh đi lùi.

Lao đao thời Covid-19

Giá nguyên liệu đầu vào dường như có xu hướng tăng, gây áp lực lên lợi nhuận của nhiều hãng may.

Nhiều doanh nghiệp phải vay vốn để đầu tư cho nhà xưởng, hiện đại hóa máy móc trang thiết bị khiến chi phí lãi vay luôn ở mức rất cao. Năm 2019, chi phí lãi vay tại Hanosimex tăng từ 62 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Hanosimex thua lỗ. Tương tự, Vinatex phải gánh chi phí lãi vay lên đến 517 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Sang năm 2020, những áp lực này dường như vẫn còn nguyên vẹn. Và không chỉ dừng lại ở đó, ngành dệt may còn phải đối diện với lực cản mới mang tên Covid-19.

Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết do ảnh hưởng của dịch bệnh, rất nhiều ngành rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu. Đó là các ngành hàng như ô tô, da giày, ngành điện tử và dệt may. Hiện tại, các doanh nghiệp dệt may có dự trữ nguyên liệu hết quý 1/2020 nhưng điều đó chưa là đủ vì dệt may Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu 11,5 tỷ USD từ Trung Quốc. Trong đó, nhập khẩu gần 60% vải, 55% sợi và 45% phụ liệu phục vụ sản xuất hàng may mặc. Như vậy, sang quý 2, nếu tình hình dịch bệnh chưa được cải thiện, nguồn nguyên liệu của ngành sẽ gặp không ít khó khăn vì ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc.

Ngân Hà

 

Bình luận

Nổi bật

LPBank triển khai đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

LPBank triển khai đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 22:47

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đang triển khai thực hiện các thủ tục để đổi tên ngân hàng theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 thông qua.

Gần 200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa

Gần 200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:30

(CL&CS)- Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam - VIETNAM DAIRY 2024" quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Giá chung cư sẽ không còn tăng “nóng” nữa?

Giá chung cư sẽ không còn tăng “nóng” nữa?

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:25

Theo các chuyên gia nhận định, mức tăng giá chung cư hiện tại đã cao hơn gấp đôi so với mức tăng thu nhập trung bình của người dân tại Hà Nội.