Thứ bảy, 23/04/2022, 09:11 AM

Sacombank sẽ xử lý dứt điểm khoản nợ của FLC

(CL&CS) - Liên quan đến khoản nợ của nhóm Tập đoàn FLC, đại diện của Sacombank cho biết, hiện ngân hàng đã xử lý và thu nợ 2.600 tỷ đồng. Trong một tháng tới, nhóm Tập đoàn FLC sẽ thu xếp trả phần còn lại.

Chia sẻ về khoản nợ của FLC, ông Minh cho rằng: Đây là khoản tín dụng tốt nhưng do dư luận nên ngân hàng đã thảo luận để thu hồi nợ sớm và phía khách hàng cũng hoàn toàn hợp tác.

Chia sẻ về khoản nợ của FLC, ông Minh cho rằng: Đây là khoản tín dụng tốt nhưng do dư luận nên ngân hàng đã thảo luận để thu hồi nợ sớm và phía khách hàng cũng hoàn toàn hợp tác.

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho biết  trong năm 2021, ngân hàng đã tham gia tài trợ vốn cho nhóm Tập đoàn FLC, bao gồm Bamboo Airways để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc cho vay này cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ đối với việc kích cầu du lịch và hỗ trợ các hãng hàng không sau đại dịch Covid-19.

Hoạt động cấp tín dụng của Sacombank cho nhóm khách hàng FLC được thực hiện đúng quy định pháp luật và quy định nội bộ của Sacombank.

Theo bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, các khoản cho vay đối với hệ sinh thái FLC đảm bảo bằng cổ phiếu nhưng đằng sau là nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội và Quảng Ninh. Vì vậy xử lý các tài sản này cũng rất tốt. Hiện, ngân hàng đã xử lý được 2.600 tỷ đồng, đã thu nợ rồi và tới đây thu tiếp. Cổ đông yên tâm rằng hiện Sacombank cho vay rất chuẩn, đúng quy định.

Chủ tịch HĐQT Sacombank Dương Công Minh cũng khẳng định: Riêng Tập đoàn FLC là 3.200 tỷ đồng, đã thu hồi được 2.600 tỷ đồng và trong vòng 1 tháng nữa Tập đoàn FLC sẽ trả khoản vay. Đây là khoản tín dụng tốt nhưng do dư luận nên ngân hàng đã thảo luận để thu hồi nợ sớm và phía khách hàng cũng hoàn toàn hợp tác.

Lãnh đạo Sacombank cũng cho biết, dư nợ cho vay bất động sản của Sacombank ở mức 22%, trong đó cho vay người dân, tiêu dùng xây, sửa nhà chiếm đến 60%. Cho vay dư nợ doanh nghiệp bất động sản chỉ 30.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ gần 400.000 tỷ đồng - là ngân hàng kiểm soát cho vay bất động sản tốt.

Năm 2021, Sacombank ghi dấu ấn tượng trong công tác xử lý và thu hồi nợ xấu. Trong đó, ngân hàng đã thu hồi gần 11.760 tỷ đồng các khoản thuộc đề án, vượt mục tiêu 10.000 tỷ đồng được đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 giao; qua đó nâng mức thu hồi lũy kế từ khi triển khai đề án lên hơn 58.300 tỷ đồng, tương đương 67,9% kế hoạch tổng thể của đề án đến năm 2025 và vượt 7,9% tiến độ.

Đồng thời, tài sản tồn đọng thuộc đề án giảm 57% so với cuối năm 2016, chỉ còn chiếm 8% tổng tài sản, tính đến cuối năm 2021.

Ngân hàng đặt mục tiêu chậm nhất đến năm 2023 sẽ hoàn tất xử lý toàn bộ các vấn đề tồn đọng thuộc đề án, chính thức hoàn thành trước hạn đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Trên cơ sở đó, Sacombank sẽ thực hiện các thủ tục xin phép Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chia cổ tức cho cổ đông.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Loại quả được WHO bình chọn tốt nhất nhì thế giới, xưa rụng đầy gốc nay thành đặc sản được ưa chuộng ở thành phố, tốt cho sức khỏe

Loại quả được WHO bình chọn tốt nhất nhì thế giới, xưa rụng đầy gốc nay thành đặc sản được ưa chuộng ở thành phố, tốt cho sức khỏe

sự kiện🞄Thứ năm, 03/04/2025, 08:23

(CL&CS) - Loại quả này có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, trước đây không được ưa chuộng nhưng nay "lên đời" thành đặc sản ở thành phố, nhiều người tìm mua về thưởng thức.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Uỷ ban kiểm tra Công đoàn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Uỷ ban kiểm tra Công đoàn

sự kiện🞄Thứ tư, 02/04/2025, 12:13

(CL&CS)- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn trong thời gian tới.

Tăng trưởng dựa vào năng suất và chất lượng hướng đến phát triển nền kinh tế bền vững

Tăng trưởng dựa vào năng suất và chất lượng hướng đến phát triển nền kinh tế bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 02/04/2025, 12:10

(CL&CS) - Ngày nay, việc tăng trưởng dựa vào vốn, tài nguyên, lao động trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị thu hẹp đã trở nên không còn phù hợp. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào phát triển năng suất chất lượng và thực tế cho thấy đây chính là yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.