Dữ liệu cũ
Thứ hai, 07/04/2014, 11:27 AM

Rượu nấu chưa hẳn đã an toàn!

Quan niệm chung lâu ngày là rượu tự nấu, rượu quê an toàn. Tuy nhiên, theo PGS, TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm ĐH Bách khoa Hà Nội, quan niệm đó chỉ mang tính cảm tính và thực tế hoàn toàn không hẳn như vậy.

Để có một nồi rượu quê theo đúng nghĩa, người nấu phải trải qua các công đoạn nấu gạo thành cơm, rồi trải ra bạt cho nguội, sau đó nghiền men viên nấu rượu thành bột và rắc lên, cho vào thùng kín ủ khoảng 3 ngày để cơm lên men, sau đó lại đổ nước vào ủ tiếp trong vòng 21 ngày rồi mới đưa ra chưng cất.

Trong đó, chọn men nấu rượu là công đoạn quan trọng đầu tiên để cho ra một sản phẩm rượu quê ngon và không bị đau đầu. Men viên dùng để ủ rượu được làm kỳ công từ gạo tẻ xay và bột thuốc Bắc với liều lượng cụ thể. Loại men này cho ra được rượu ngon và không gây đau đầu nhưng lại mất thời gian để tán nhỏ khi ủ cơm, nếu dùng không đúng rất dễ bị hư.

Cả nước hiện có hơn 20.000 cơ sở sản xuất kinh doanh rượu nhưng chỉ khoảng 10% công bố tiêu chuẩn chất lượng. (nguồn: baohaiquan.vn)

Theo PGS, TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm ĐH Bách khoa Hà Nội, chất lượng quá trình lên men ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rượu. Quá trình lên men càng kém thì chất lượng rượu càng bị ảnh hưởng và có thể sinh ra rượu độc. Nếu chọn chủng nấm mốc để lên men là màu vàng thì rượu sẽ rất tốt nhưng nếu chủng nấm mốc màu đen và quá trình lên men càng xuất hiện nhiều chất đen thì rượu sẽ càng độc. Chất đen này sản sinh ra độc tố gây đau đầu và đặc biệt là chất methanol.

“Uống nhiều rượu chứa methanol có thể gây tử vong hoặc mù mắt. Nếu sau khi uống rượu, người uống cảm thấy đau đầu, chóng mặt đó là biểu hiện của việc bị ngộ độc cấp thấp”, TS. Thịnh cho hay.

Ngoài ra, quá trình chọn nguyên liệu không tốt, như sắn hay nguyên liệu bị ẩm mốc, bản thân nó đã chứa chất độc HCN thì khi nấu rượu rất dễ bị nhiễm độc.

Cuối cùng, với phương pháp chưng cất đơn giản bằng nồi bu rùa, không thể tách lọc được chất độc. “Nếu quá trình lên men có chứa chất độc, thì mọi chất độc này sẽ bốc hơi vào rượu trong quá trình chưng cất. Như vậy, có thể khẳng định, nấu rượu thủ công không thể có chất lượng tốt, an toàn tuyệt đối. Chỉ có điều nếu người nào biết chọn nguyên liệu tốt và có kinh nghiệm nấu, thì mức độ chứa độc hại ít còn nếu người nấu không có kinh nghiệm, hay dùng men lá thì chất lượng rượu kém, độc tố rất nhiều”, TS. Thịnh giải thích.

Theo Vietbao

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.