Quý 1/2022, Sacombank đạt 1.589 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 59%

(CL&CS) - Kết thúc quý 1/2022, lợi nhuận trước dự phòng đề án tái cơ cấu của Sacombank đạt hơn 4.400 tỷ đồng, sau khi trích lập dự phòng rủi ro và phân bổ chi phí theo đề án, lợi nhuận trước thuế đạt 1.589 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.

Sacombank tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 vào 22/4 tại TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Như

Sacombank tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 vào 22/4 tại TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Như

Đây là thông tin chia sẻ về kết quả kinh doanh quý 1/2022 của đại diện Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022.

Tại thời điểm 31/3/2022, tổng tài sản đạt 552.551 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm; tổng huy động 496.372 tỷ đồng, tăng 6,9%; dư nợ tín dụng 413.314 tỷ đồng, tăng 6,5%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,24%.

5 năm tái cơ cấu, thu hồi 58.300 tỷ đồng

Báo cáo tại đại hội, đại diện Sacombank cho biết, kết thúc năm 2021, ngân hàng đạt 12.660 tỷ đồng lợi nhuận trước trích lập dự phòng. Sau khi trích lập dự phòng rủi ro và phân bổ chi phí đề án tái cơ cấu, lợi nhuận trước thuế đạt 4.400 tỷ đồng, tăng 31,8% so với năm 2020.

Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của Sacombank đạt 521.117 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cuối năm 2020, trong đó tài sản có sinh lời tăng 8,9%; tổng nguồn vốn huy động hơn 464.521 tỷ đồng, trong đó gần 97% đến từ các tổ chức kinh tế và dân cư; tổng dư nợ tín dụng hơn 388.216 tỷ đồng, tăng trưởng 14%.

Tỷ lệ nợ xấu kéo giảm còn 1,47%, các chỉ số an toàn đảm bảo tuân thủ quy định. Ngân hàng đã thu hồi gần 14.100 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, trong đó gần 11.800 tỷ đồng là thuộc đề án tái cơ cấu. Hiện Sacombank vẫn tiếp tục thu theo tiến độ và sẽ thu hồi hơn 8.000 tỷ đồng.

Sacombank cho biết, năm 2021 cũng là năm đánh dấu 5 năm ngân hàng thực hiện đề án tái cơ cấu. Lũy kế 5 năm 2017 - 2021, Sacombank đã thu hồi và xử lý được hơn 58.300 tỷ đồng các khoản thuộc đề án tái cơ cấu, đạt gần 68% kế hoạch tổng thể đến 2025. Nhờ đó, quy mô lãi khoanh giảm 73,7%, tỷ trọng tài sản tồn đọng giảm từ 29,3% xuống còn 8%, tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm từ 6,81% xuống 1,47 % so với thời điểm 31/12/2016.

Hậu tái cơ cấu, 5 năm chuyển mình

Trong bối cảnh kinh tế đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, Sacombank đặt kỳ vọng cao trong 5 năm tiếp theo (2022 - 2026) với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu cùng với chuyển đổi số hóa toàn diện thông qua nhiều giải pháp công nghệ trên mọi hoạt động chính.

Bắt đầu từ năm bản lề 2022, Sacombank đặt kế hoạch đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng còn lại và sớm hoàn thành đề án tái cơ cấu trước thời hạn. Kế hoạch kinh doanh năm 2022, tổng tài sản đạt 573.500 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2021; tổng huy động vốn 512.700 tỷ đồng, tăng 10; tổng dư nợ tín dụng 435.000 tỷ đồng, tăng 12%; lợi nhuận trước thuế đạt 5.280 tỷ đồng, tăng 20%, kiểm soát nợ xấu dưới 2%.

Đại hội đã bầu HĐQT và BKS giai đoạn 2022 - 2026. Kết quả, HĐQT có 7 nhân sự gồm: ông Dương Công Minh giữ chức Chủ tịch; bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch thường trực; ông Phạm Văn Phong, Phó Chủ tịch; ông Phan Đình Tuệ, Thành viên; ông Nguyễn Xuân Vũ, Thành viên và ông Vương Công Đức, Thành viên độc lập; bà Phạm Thị Thu Hằng, Thành viên độc lập. BKS có ông Trần Minh Triết, Trưởng BKS và 3 thành viên: ông Nguyễn Văn Thành, bà Hà Quỳnh Anh, ông Lâm Văn Kiệt.

Đóng cửa ngày 22/4, cổ phiếu STB của Sacombank đạt 28.800 đồng/cổ phiếu giúp vốn hóa ngân hàng đạt 54.294 tỷ đồng.  

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.

Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất gọi tên VPBank

Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất gọi tên VPBank

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 08:19

(CL&CS) - Trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 - Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do HOSE tổ chức, VPBank chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất - nhóm vốn hóa lớn năm 2024.

VIB đóng hơn 3.102 tỷ đồng tiền thuế năm 2023

VIB đóng hơn 3.102 tỷ đồng tiền thuế năm 2023

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 07:12

(CL&CS) - Theo văn bản của Cục Thuế Doanh nghiệp lớn ngày 11/11/2024, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) đã hoàn tất nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước 8,5 tỷ đồng tiền thuế cho các năm 2022 và 2023, nâng tổng tiền thuế đã nộp cho năm 2023 lên 3.102 tỷ đồng.