Tiêu chuẩn về khí chữa cháy IG-55 - đặc tính kỹ thuật và sử dụng an toàn
(CL&CS) - TCVN 7161-14:2024 (ISO 14520-14:2015) được công bố đưa ra các yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn thiết kế hệ thống chữa cháy sử dụng khí IG-55 – một loại khí trơ thân thiện với môi trường, ngày càng được ứng dụng rộng rãi
IG-55 là một hỗn hợp khí gồm 50% Nitơ và 50% Argon – hai loại khí trơ không màu, không mùi, không dẫn điện và hoàn toàn không tác động xấu tới tầng ô-zôn. Cơ chế chữa cháy của khí IG-55 không dựa vào làm lạnh hay phản ứng hóa học như một số chất khí truyền thống, mà hoạt động bằng cách làm loãng nồng độ oxy trong không khí xuống mức dưới 15%, khiến ngọn lửa không còn điều kiện để duy trì. Điều đặc biệt là dù làm giảm nồng độ oxy, IG-55 vẫn giữ ở mức đủ để con người có thể tồn tại trong thời gian ngắn, điều này lý tưởng cho các khu vực có người làm việc hoặc ra vào thường xuyên.
Trong các ứng dụng bảo vệ trung tâm dữ liệu, phòng máy chủ, kho di tích văn hóa, phòng thí nghiệm, hệ thống IG‑55 được lựa chọn nhờ khả năng không gây hại thiết bị điện tử, dữ liệu, tài liệu nhạy cảm; giảm oxi nhanh nhưng duy trì áp lực nhẹ nhàng, giúp giảm rủi ro cho hạ tầng công nghệ; Không độc nếu hệ thống thiết kế và vận hành đúng, là phương án an toàn thay thế các chất khí truyền thống có khả năng gây ô nhiễm cao. Tuy nhiên, để khí IG‑55 thực hiện tốt vai trò này, hệ thống nên tuân thủ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7161‑14:2024.
Tiêu chuẩn TCVN 7161-14:2024 đưa ra các yêu cầu rõ ràng về các tính chất vật lý của IG-55, cũng như các nguyên tắc thiết kế hệ thống để khí có thể phát huy tối đa hiệu quả mà vẫn bảo đảm an toàn cho người và tài sản.
Trước hết, việc tính toán liều lượng khí cần dựa trên thể tích không gian được bảo vệ và các điều kiện môi trường như áp suất và nhiệt độ. Liều lượng IG-55 phải đạt đủ để đưa nồng độ oxy xuống dưới ngưỡng hỗ trợ cháy trong vòng tối đa 10 giây kể từ khi xả khí – đây là giới hạn bắt buộc để bảo đảm đám cháy được dập tắt kịp thời, tránh lan rộng.

Khí IG-55 đáp ứng tiêu chuẩn sẽ giúp quá trình chữa cháy đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa
Hệ thống bình chứa khí phải được lắp đặt ở nơi thông thoáng, dễ tiếp cận để kiểm tra định kỳ. Bình chứa phải chịu áp lực cao, có van an toàn, đường ống dẫn khí từ bình đến các đầu phun phải đồng bộ, không rò rỉ và được thiết kế để đảm bảo tốc độ xả và phân phối khí đều trong không gian. Các đầu phun xả khí cần bố trí khoa học, tính toán để phủ đều không gian, kể cả các khu vực khuất như gầm kệ, trần giả, khoang kỹ thuật...
Một yếu tố bắt buộc theo tiêu chuẩn là hệ thống phải có thiết bị phát hiện cháy tự động (đầu báo khói, báo nhiệt...) kết nối với tủ điều khiển trung tâm. Khi cháy được xác nhận, hệ thống sẽ phát tín hiệu báo động cả bằng âm thanh và hình ảnh, cho phép người trong khu vực sơ tán trước khi khí IG-55 được xả ra. Thời gian trễ (delay) từ lúc có cảnh báo đến lúc phun khí phải tối thiểu là 30 giây. Ngoài ra, sau khi xả, cần có hệ thống thông gió khẩn cấp để làm loãng khí, bảo đảm an toàn trước khi người có thể quay lại khu vực.
Không chỉ dừng lại ở thiết kế và lắp đặt, tiêu chuẩn còn yêu cầu chặt chẽ về kiểm tra và bảo trì. Hệ thống phải được kiểm tra áp suất bình, độ kín của ống dẫn và van ít nhất 2 lần mỗi năm. Hệ thống phát hiện cháy và điều khiển phải kiểm tra vận hành định kỳ 3 tháng một lần. Ngoài ra, mỗi năm phải thực hiện thử nghiệm xả giả lập trong môi trường mô phỏng để đánh giá khả năng chữa cháy thực tế.
Một điểm đáng chú ý là TCVN 7161-14:2024 còn đề cao trách nhiệm của đơn vị vận hành trong việc huấn luyện nhân sự và tổ chức diễn tập. Hệ thống chỉ thực sự phát huy hiệu quả nếu người sử dụng nắm rõ nguyên lý hoạt động, quy trình xử lý sự cố và biện pháp an toàn. Tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo trì và sơ đồ thoát hiểm cần được bố trí rõ ràng tại khu vực có lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng IG-55.
Về mặt môi trường, khí IG-55 hoàn toàn không phá hủy tầng ô-zôn và không để lại dư lượng, giúp tiết kiệm thời gian vệ sinh, phục hồi thiết bị sau cháy. Điều này đặc biệt quan trọng với các hệ thống công nghệ thông tin, thiết bị điện tử có giá trị cao. Nhờ đó, IG-55 đang trở thành lựa chọn ưu tiên thay thế các chất khí cũ như halon – vốn đã bị loại bỏ theo Nghị định thư Montreal vì tác động nghiêm trọng đến môi trường.
Việc đưa vào áp dụng tiêu chuẩn TCVN 7161-14:2024 không chỉ giúp đồng bộ hóa quy chuẩn kỹ thuật trong nước với quốc tế mà còn là bước tiến quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa công tác phòng cháy chữa cháy tại Việt Nam. Trong bối cảnh số lượng tòa nhà cao tầng, trung tâm dữ liệu và kho lưu trữ gia tăng nhanh chóng, những tiêu chuẩn như vậy chính là “tấm lưới an toàn” không thể thiếu để bảo vệ con người, tài sản và hệ thống thông tin quốc gia trước rủi ro hỏa hoạn. Đây cũng là lời nhắc nhở các doanh nghiệp, chủ đầu tư và đơn vị thiết kế cần đặt vấn đề an toàn và tiêu chuẩn kỹ thuật lên hàng đầu trong mọi quyết định đầu tư về hệ thống PCCC.
Theo VietQ.vn
Bình luận
Nổi bật
Tiêu chuẩn về khí chữa cháy IG-55 - đặc tính kỹ thuật và sử dụng an toàn
sự kiện🞄Thứ ba, 15/07/2025, 09:20
(CL&CS) - TCVN 7161-14:2024 (ISO 14520-14:2015) được công bố đưa ra các yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn thiết kế hệ thống chữa cháy sử dụng khí IG-55 – một loại khí trơ thân thiện với môi trường, ngày càng được ứng dụng rộng rãi
Bộ ba tiêu chuẩn về nhiên liệu sinh học rắn
sự kiện🞄Thứ hai, 14/07/2025, 18:15
(CL&CS) - Việc áp dụng bộ ba Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 14275:2024, TCVN 14276:2024 và TCVN 14277:2024 về nhiên liệu sinh học rắn nhằm kiểm soát chặt chẽ thành phần hóa học, tạp chất và các yếu tố gây ăn mòn trong quá trình đốt.
TCVN 14202:2024 yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị nút mạng hoạt động trên giao thức IPv6
sự kiện🞄Thứ sáu, 11/07/2025, 21:24
(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14202:2024 về nút IPv6, nhằm tạo bước đột phá trong việc xây dựng hạ tầng mạng Internet hiện đại tại Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.