Phát hiện sai phạm tại dự án đất vàng 152 Trần Phú, TP.HCM

(CL&CS)-Khu đất 152 Trần Phú được định giá lên tới hàng ngàn tỷ đồng nhưng Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) chỉ thu về được hơn 370 tỷ đồng, sau khi bán phần vốn góp cho đối tác. Điều này cho thấy những kẽ hở pháp lý khiến cho “đất vàng” của Nhà nước biến thành đất của tư nhân với giá rẻ bèo.

30.000m2 chỉ có giá 370 tỷ đồng?

Ngày 20/10, Thanh tra Chính phủ ban hành thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, thoái vốn và tái cơ cấu tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

Kết luận thanh tra chỉ rõ, trong việc đầu tư xây dựng, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam có sai phạm khi thực hiện góp vốn Dự án tại 152 Trần Phú (TP. HCM). Theo đó, Tổng Công ty không thực hiện đánh giá lại tài sản; làm trái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vi phạm pháp luật về chuyển nhượng tài sản doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ khi chuyển nhượng hơn 30.000m2 tại địa chỉ 152 Trần Phú mà không xin phép Thủ tướng; không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất có nguy cơ gây thất thoát tiền của Nhà nước, doanh nghiệp.

Đối với việc quản lý đất đai, Thanh tra Chính phủ kết luận, một số thành viên của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam chưa hoàn thiện các thủ tục đối với diện tích đất được Nhà nước cho thuê (như Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá, Công ty Thuốc lá Sài Gòn). Một số dự án khác cũng chậm tiến độ, phải phê duyệt nhiều lần làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh (Dự án đầu tư chiều sâu phân xưởng sợi; Dự án đầu tư thiết bị kho nguyên liệu và kho thành phần của Công ty Thuốc lá Sài Gòn; Dự án xây trụ sở Vinataba tại 30 Nguyễn Du, Hà Nội).

Trong việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, một số công ty thành viên chưa ban hành quy chế quản lý tài sản; chưa xây dựng định mức dự trữ hàng tồn kho; lượng hàng tồn kho lớn gây ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh; chưa ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong các hoạt động bảo đảm tính liên tục cho sản xuất, kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp; một số chi phí không phù hợp với hoạt động kinh doanh, thuế TNDN phải nộp bổ sung hơn 38,5 tỷ đồng.

Kết luận thanh tra cũng chỉ ra Công ty Thuốc lá Thăng Long giữ lại hơn 73 tỷ đồng vốn bổ sung cho dự án đầu tư của hai công ty thành viên (Thanh Hóa, Bắc Sơn) là chưa phù hợp với Quyết định 171/QĐ-TLVN của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

Dự án “mọc” trên bãi đất hoang

Trước đây, khu đất này là Nhà máy thuốc lá Sài Gòn. Năm 2008, với việc di dời nhà máy ra huyện Bình Chánh, Tổng Cty Thuốc lá Việt Nam và Công ty Thuốc lá Sài Gòn quyết định góp vốn thực hiện dự án thương mại trên cùng các đối tác.

Theo Tổng Cty Thuốc lá Việt Nam, hợp đồng liên doanh quy định giá trị khu đất hơn 30.000 m2 là hơn 1.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, ghi nhận của các nhà đầu tư dự án tới nay vẫn chỉ là bãi đất trống. Không những vậy, dự án còn được rao bán với mức giá rất cao, khoảng 4.520 tỷ đồng vào năm 2018 cho cả lô đất, tương đương 146 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, tại báo cáo tài chính hợp nhất giai đoạn 1/1/2017-30/6/2017 cho thấy, Tổng Cty Thuốc lá Việt Nam đã bán 20% phần vốn góp tại dự án 152 Trần Phú, Quận 5 trong pháp nhân Công ty TNHH Vina Alliance (được Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và các đối tác lập ra để làm chủ đầu tư dự án 152 Trần Phú) với giá chỉ 270,19 tỷ đồng.

Bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp của Tổng Cty Thuốc lá Việt Nam là Công ty TNHH Sơn Đông. Đầu năm 2017, Công ty TNHH Vina Alliance bị chi phối bởi 2 cổ đông, gồm Công ty TNHH Sơn Đông (38% vốn điều lệ) và Công ty TNHH Bất động sản Trí Đức (62% vốn điều lệ).

Tuy nhiên, Công ty TNHH Bất động sản Trí Đức là đơn vị mua lại 62% vốn điều lệ của Công ty TNHH Vina Alliance từ Công ty TNHH Pacific Alliance Land Limited (thuộc quỹ đầu tư Vina Land Ltd, thành viên của Vina Capital). Đến ngày 7/9/2017, thương vụ này được công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán London với giá 41,2 triệu USD.

Công ty TNHH Sơn Đông thành lập ngày 9/1/2002. Tại đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 18/10/2017, Sơn Đông có trụ sở tại Đ16, Làng quốc tế Thăng Long, Cầu Giấy, Hà Nội và vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, Sơn Đông lại là doanh nghiệp của hai vợ chồng ông Trịnh Văn Tuyển- bà Vũ Thị Hoa. Vợ chồng ông Tuyển là tên tuổi rất lớn trong ngành kinh doanh thuốc lá ở Việt Nam.

Trong khi đó, Công ty TNHH Bất động sản Trí Đức thành lập ngày 6/10/2015, tại số 36-38 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, Phú Nhuận, TPHCM. Tại tháng 10/2016, vốn điều lệ của Trí Đức là 600 tỷ đồng, do 3 cổ đông góp vốn, gồm ông Lê Thanh Liêm (96,67%), Võ Văn Y và Nguyễn Thị Thu Hương nắm 3,33%.

Hiện tại, khu đất tại 152 Trần Phú vẫn là bãi đất trống. Dù trước đó, nhiều sàn giao dịch bất động sản rục rịch quảng cáo cho dự án có tên Vina Square.

Kim Yến

Bình luận

Nổi bật

Khi nào đất nền phía Nam vào sóng tăng giá?

Khi nào đất nền phía Nam vào sóng tăng giá?

sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:51

Trong những tháng vừa qua, khi các Luật mới được thông qua, phân khúc đất nền phía Nam gây chú ý. Đặc biệt khi bảng giá đất được ban hành là điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tiếp tục dồn sự chú ý vào loại hình này. Dù chưa có biểu hiện mạnh mẽ nhưng giá đất bắt đầu có xu hướng nhích lên, dự báo sẽ khởi sắc vào năm 2025 và dần mở ra một chu kỳ mới.

Áp dụng tích hợp hệ thống quản lý, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp

Áp dụng tích hợp hệ thống quản lý, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp

sự kiện🞄Thứ hai, 25/11/2024, 06:47

(CL&CS)- Các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO và các công cụ năng suất chất lượng là mô hình lý tưởng cho doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và vị thế cạnh tranh trên thế giới.

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.