Ông Trịnh Văn Quyết đã bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC, Uỷ ban Chứng khoán đang phối hợp với cơ quan liên quan xử lý
(CL&CS) - Chủ tịch FLC đã bán ra 74,8 triệu cổ phiếu mà không công bố. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đang phối hợp xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết vì hành vi bán nhưng không công bố thông tin cổ phiếu FLC.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có công bố thông tin về việc giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu FLC mà không báo cáo, không công bố thông tin của ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC. Ủy ban hiện đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm.

Ông Trịnh Văn Quyết
Chiều ngày 10/01/2022 (17 giờ 45 phút), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhận được Báo cáo số 31/SGDHCM-GS đề ngày 10/01/2022 của Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) về việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã: FLC, niêm yết tại HOSE) nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. UBCKNN hiện đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết hiện đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định.
Trước đó, trong thông báo đầu tiên, giao dịch cổ phiếu FLC của người nội bộ là ông Trịnh Văn Quyết gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và HOSE đề ngày 5/1/2022, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch dự kiến theo mệnh giá là 1.750 tỷ đồng. Thời gian giao dịch dự kiến từ 10/1 đến 17/1. Mục đích giao dịch là cơ cấu tài sản. Phương thức giao dịch thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh.
Tuy nhiên, sau đó Tập đoàn FLC đã có văn bản mới ra ngày 10/1 thay cho văn bản cũ ngày 5/1 báo cáo lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) về giao dịch nội bộ của Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết.
Nội dung việc bán 175 triệu cổ phiếu không thay đổi. Mục đích được ông Quyết nêu là cơ cấu tài sản. Phương thức giao dịch thoả thuận hoặc khớp lệnh.
Trước giao dịch ông Quyết nắm giữ 215 triệu cổ phiếu FLC tương ứng 30,34% vốn điều lệ doanh nghiệp. Nếu giao dịch diễn ra thành công ông Quyết sẽ chỉ còn nắm giữ 5,7% tương ứng 40,4 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, mốc thời gian lại có sự thay đổi rất lớn.
Thứ nhất, ngày dự kiến giao dịch được đổi sang 14/1/2022 đến ngày 11/2/2022. Văn bản trước đó, ông Trịnh Văn Văn Quyết đăng ký bán từ 10/1 đến 17/1.
Thứ hai, văn bản thông báo trước đó, Tập đoàn FLC gửi cơ quan chức năng ngày 5/1 nhưng văn bản mới này được sửa thành 10/1.
"Thông báo này thay thế cho Thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ ngày 05/01/2022", thông báo của ông Trịnh Văn Quyết ghi.
Cú "quay xe" về việc công bố giao dịch này nhiều khả năng để hợp thức hoá việc giao dịch. Bởi theo quy định của Thông tư 96 có hiệu lực từ 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán năm 2019 có quy định rõ về thời hạn công bố thông tin của cổ đông lớn, cổ đông sáng lập và cổ đông nội bộ (Điều 31, 32 và 33). Cụ thể, thời hạn công bố thông tin của cổ đông lớn phải trước 5 ngày, thời hạn báo cáo kết quả thực hiện giao dịch của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ là 5 ngày làm việc.

Đặc biệt, việc đổi ngày giao dịch cũng có nhiều liên quan khi chính Sở Giao dịch TP HCM (HOSE) cũng "quên" việc công bố thông tin liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết bán 175 triệu cổ phiếu. Theo ghi nhận, đến 10/1, website HOSE vẫn chưa đăng tải thông tin về giao dịch của ông Trịnh Văn Quyết, trong khi đó thông tin này cũng chỉ vừa được đăng tải trên website của FLC.
Trước đó, chúng tôi đã đưa tin, trong phiên giao dịch 10/1, FLC đã lập kỷ lục về thanh khoản khi khớp lệnh xấp xỉ 135 triệu cổ phiếu, cao kỷ lục từ khi niêm yết tới nay. Với thanh khoản tăng đột biến này nhiều khả năng ông Quyết đã bán ra một phần trong phiên hôm nay.
Điều này gây bất ngờ lớn đối với cổ đông FLC bởi ngay khi tập đoàn công bố giao dịch của lãnh đạo thì thanh khoản đã đạt kỷ lục, giá giảm 6,2% khiến họ không có thời gian chuẩn bị tâm lý trước.
Hiện tại, FLC đang có 710 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy riêng lượng giao dịch trong phiên 10/1 lên tới 19% cổ phiếu của công ty. Không những vậy, thanh khoản FLC còn chiếm tới gần 10% thanh khoản sàn HoSE.
Trong cơ cấu cổ đông FLC, ông Trịnh Văn Quyết hiện là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ trực tiếp 215 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 30,34%.
Thời gian gần đây, FLC là một trong những cổ phiếu thu hút dòng tiền đầu cơ mạnh nhất thị trường với thanh khoản hàng chục triệu cổ phiếu mỗi phiên. Thị giá FLC đã lên 2x, mức cao nhất trong gần 10 năm qua. Trong phiên giao dịch 10/1, có thời điểm FLC đã tăng trần lên 24.100 đồng/cp, nhưng kết phiên cổ phiếu này đã giảm 6,2% xuống 21.150 đồng. Sang đến sáng 11/1, FLC đã giảm sàn ngay từ đầu phiên với dư bán sàn hàng chục triệu cổ phiếu.
Theo cafef.vn
Bình luận
Nổi bật
Kymdan - hãng nệm cao su thiên nhiên đầu tiên tại Việt Nam
sự kiện🞄Thứ bảy, 07/06/2025, 11:12
(CL&CS) - Ra đời từ năm 1954, Kymdan không chỉ là thương hiệu nệm cao su thiên nhiên đầu tiên tại Việt Nam mà còn là biểu tượng của chất lượng và sự đổi mới trong ngành sản xuất nệm.
Nhiều doanh nghiệp đang mạnh dạn đầu tư vào phát triển xanh
sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 15:39
(CL&CS)- Theo ông Hồ Kiên Trung – Phó Cục trưởng Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn con đường phát triển xanh, mạnh dạn đầu tư vào các giải pháp xử lý nước thải tiên tiến, tiệm cận với công nghệ của những quốc gia phát triển hàng đầu.
Vườn sầu riêng của Hoàng Anh Gia Lai có chứng chỉ GLOBAL GAP
sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 15:39
(CL&CS) - Đối với dư lượng Cadimi và vàng 0 trong sầu riêng, ông Đoàn Nguyễn Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai cho biết, công ty có 2.000 ha sầu riêng với 80% nằm tại Lào và 20% tại Việt Nam. Trong đó, Lào và Campuchia chưa bị Trung Quốc kiểm soát.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.